Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

0
3193

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Một trong những thách thức lớn nhất đối với một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ là thị trường cạnh tranh. Ai là đối thủ của doanh nghiệp? Những tác động nào từ thị trường sẽ ảnh hưởng tới vị thế hiện tại và tương lai của công ty? Để trả lời các câu hỏi hóc búa này, doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ lưỡng cuộc cạnh tranh thực tế của mình.

Cách phổ biến nhất là sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để phân vùng các yếu tố cạnh tranh, từ đó tìm ra insight của thị trường.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Năm 1979, mô hình 5 áp lực cạnh tranh lần đầu tiên xuất hiện trên tờ Harvard Business Review như sau:

mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh từ đối thủ hiện tại trong ngành

Áp lực này chủ yếu nhằm phân tích thông tin thị trường với các nội dung như cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành, hàng rào, số lượng doanh nghiệp cùng ngành, và các sản phẩm đang cung cấp.

chiến lược cạnh tranh về giá

Thông thường các ngành chỉ bao gồm DN vừa và nhỏ, không có đơn vị nào ở vị trí thống trị. Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phối bởi một số ít các DN lớn thậm chí chỉ một DN duy nhất gọi là độc quyền. Bản chất và mức độ cạnh tranh đối với các ngành tập trung rất khó phân tích và dự đoán.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là 1 trong 5 yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh mà bạn cần quan tâm và phân tích kỹ lưỡng. Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.

mô hình 5 áp lực cạnh tranh

mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter

Ngành càng dễ gia nhập thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, trong đó quan trọng là hàng rào chi phí quyết định. Điều này đe dọa các doanh nghiệp hiện tại và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Do đó, để tạo vị thế trong ngành doanh nghiệp cần tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập như:

  • Sản phẩm được khác biệt hóa
  • Lợi ích theo quy mô nhằm giảm chi phí sản xuất.
  • Duy trì các kênh phân phối trung thành và mở rộng kênh phân phối mới.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng 

Áp lực này đánh giá khả năng của khách hàng tới giá bán và chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ. Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp. Khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp, người tiêu dùng càng có nhiều quyền lực đối với sản phẩm cũng như khả năng thay đổi lựa chọn từ thương hiệu này sang thương hiệu khác.

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có khả năng gây áp lực bằng cách liên kết với nhau để có được mức giá tốt hoặc tạo xu hướng mua sắm cho thương hiệu. Trường hợp có nhiều nhà cung ứng họ có quyền lựa chọn nhà cung ứng nào tốt hơn. Do vậy các nhà cung ứng trở thành một thành phần trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh và tự cạnh tranh lẫn nhau.

Phân tích áp lực từ nhà cung cấp

Là 1 trong 5 yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Áp lực này cho thấy tầm ảnh hưởng của các nhà cung cấp tới giá bán sản phẩm, tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể trở thành một áp lực khi tăng giá nhập đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.

Qua đó làm giảm khả năng cung ứng của doanh nghiệp, không đảm bảo được yếu tố đầu vào đủ về số lượng và đúng chất lượng cần thiết. Hơn thế nữa, số lượng nhà cung cấp trên thị trường cũng là một vấn đề cần xem xét khi số lượng nhà cung cấp trên thị trường càng ít thì họ càng có nhiều quyền lực, dẫn tới rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp.

Áp lực từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt.

Áp lực từ sản phẩm thay thế

 

Ngày nay, sản phẩm của các DN cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhận hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó. Người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua những giá trị đó.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here