Làn sóng khởi nghiệp 2: Bắt đầu và gia tăng quy mô

0
680

Những công cụ mới, những cộng đồng hay những hình thức mới để tiếp cận nguồn tài chính đều đóng góp vào hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay. Đó chính là làn sóng khởi nghiệp thứ hai – làn sóng chúng ta đã và đang thấy trong thập kỷ vừa qua.

Hệ sinh thái khởi nghiệp này đang hoạt động hiệu quả. Trên thực tế, ước tính cứ mỗi tháng, chỉ riêng tại nước Mỹ, có hơn 500.000 doanh nghiệp mới được bắt đầu. Từ đó chúng ta có thể tưởng tượng được con số trên phạm vi toàn cầu với những người bắt đầu những công việc kinh doanh bên cạnh việc làm hàng ngày, hoặc từ bỏ công việc làm công ăn lương của mình với hy vọng bắt đầu những công ty tăng trưởng đột phá như Facebook.

Điều này không chỉ xảy ra ở khu vực tư nhân. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cũng trở thành một phần của hệ sinh thái khởi nghiệp này. Thành phố New York muốn trở thành thành phố khởi nghiệp. Colorado muốn trở thành bang khởi nghiệp, nhằm tạo ra hệ sinh thái sáng tạo mà chúng ta thường liên hệ với thung lũng Silicon nhưng ở một quy mô lớn hơn. Điều này trong thực tế đang có hiệu quả: Năm 2013, một nghiên cứu chỉ ra rằng, ở Colorado, cứ mỗi 72 giờ sẽ có một doanh nghiệp mới được thành lập.

Nhưng liệu câu chuyện có dừng ở đó? Chúng ta đã thực sự đạt được mục tiêu hay chưa? Liệu tất cả những gì chúng ta cố gắng chỉ là để tung ra các doanh nghiệp mới là đủ? Bạn sẽ nghĩ rằng với tất cả những công cụ và hệ sinh thái toàn cầu đang vươn lên như hiện nay, sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp như Evernotes, Dropboxes và WhatApps.

Nhưng thực tế không phải như vậy, David Butler nhấn mạnh. Xây dựng một doanh nghiệp khởi nghiệp trở thành một công ty tỷ đô vẫn chỉ là giấc mơ đối với gần như hầu hết mọi người. Những con số thực tế rất khắc nghiệt: 90% các doanh nghiệp khởi sự đều gặp phải thất bại.

Tại sao? Có một điều vẫn được mọi người đổ lỗi: Do quy mô. Bắt đầu một công việc kinh doanh đã khó, nhưng nó khó hơn rất rất nhiều để gia tăng quy mô doanh nghiệp đó.

Thế giới đang thay đổi và ngày phức tạp hơn. Điều này tạo ra nhiều sự ma sát và rào cản cho việc các doanh nghiệp gia tăng quy mô.

Bắt đầu một công việc kinh doanh đã khó, nhưng nó khó hơn rất rất nhiều để gia tăng quy mô doanh nghiệp đó.

Những doanh nghiệp lớn đã thành công biết cách tăng quy mô như thế nào nhưng họ lại không biết bắt đầu từ đâu. Tại sao? Bởi việc bắt đầu kinh doanh rất khác so với việc tăng quy mô.

Và trong khi có rất nhiều công cụ cũng như mọi người đều nhấn mạnh về việc doanh nghiệp cần tinh gọn, ngược lại, chúng ta lại vô cùng khan hiếm công cụ và thông tin để biết được làm cách nào để vượt qua được ranh giới giữa bắt đầu doanh nghiệp và gia tăng quy mô doanh nghiệp.

Dưới đây là 4 điểm khác biệt giữa bắt đầu và gia tăng quy mô:

1. Bắt đầu khởi nghiệp đòi hỏi sự linh hoạt. Khi bạn bắt đầu, bạn cần phát triển “tài sản” của riêng mình (bao gồm: sở hữu trí tuệ, sản phẩm riêng, thương hiệu của bạn, những mối quan hệ bán lẻ). Trong khi đó, tăng quy mô chính là tận dụng những “tài sản” sẵn có của mình để có được giá trị tốt nhất từ những tài sản đó.

2. Bắt đầu khởi nghiệp đòi hỏi sự khám phá và quy trình lặp một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ đó, bạn có thể xây dựng được mô hình kinh doanh phù hợp. Trong khi đó, gia tăng quy mô chính là sự chuẩn hoá và thực thi mô hình kinh doanh của bạn để có thể tận dụng được tối đa những mối quan hệ sẵn có.

3. Bắt đầu khởi nghiệp chính là bạn luôn phải sẵn sàng xoay chuyển – cả đội nhóm cần phải sẵn sàng nghĩ lại cũng như bắt đầu lại nếu như có điều gì đó hoạt động không hiệu quả như đã kỳ vọng. Trong khi đó, tăng quy mô chính là việc bạn phải lên kế hoạch – việc phát triển một năng lực cốt lõi trong quy trình lên kế hoạch là điều vô cùng quan trọng.

4. Cuối cùng, bắt đầu khởi nghiệp đòi hỏi bộ máy cần tinh gọn nhất có thể: vận động thật nhanh trong khi tận dụng một cách tối đa những nguồn lực sẵn có. Tất cả các doanh nghiệp khởi nghiệp đều bắt đầu với nguồn lực hạn chế, đây là một lẽ tự nhiên. Nhưng các doanh nghiệp lớn lại hoàn toàn khác – họ tính toán bằng những đơn vị như hàng triệu, hàng năm và bằng nguồn lực của các phòng ban, thay vì đơn vị như hàng tuần, hàng trăm và nguồn lực chỉ của những cá nhân ở các công ty khởi nghiệp.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here