Làm thế nào để các Marketer bắt kịp thế hệ Millennials?

0
872

2015 là năm bùng nổ của thế hệ Millennials – từ dùng để chỉ thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội. Đây là những người đang lớn lên và trưởng thành ở độ tuổi từ 18 – 35, họ có thể chỉ mới là một sinh viên năm nhất hoặc cũng có thể là người đã đi làm được năm mười năm.

Không giống như những thế hệ đi trước, Millennials được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội, số còn trẻ thì tiếp tục lớn lên song song với sự phát triển của kỹ thuật số, số còn lại lớn tuổi hơn thì đã gia nhập vào lực lượng lao động. Thế hệ Millennials phần lớn đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với nhau và điều này cũng làm cho các thương hiệu trở nên gần gũi với họ hơn.

Tại sao các Marketer phải quan tâm đến thế hệ Millennials?

Cuối năm nay, sẽ có hơn 50 triệu Millennials thay thế cho bậc cha chú của họ để trở thành lực lượng lao động chính ở Mỹ. Trong tương lai, đây là thế hệ năng động nhất của nền kinh tế. Theo một nghiên cứu, trước năm 2017, Millennials sẽ tiêu khoảng 200 tỷ đô la mỗi năm và mỗi người trong số họ tiêu hết 10 nghìn tỷ đô la trong đời. Chính vì vậy, việc tiếp cận sâu đối tượng Millenials trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với những người làm Marketing.

Những thương hiệu như Whole Foods hay Google đều nuôi hy vọng thu hút sự chú ý của thị trường màu mỡ này. Để dành được chỗ đứng trong tâm trí của Millennials, Marketers cần phải điều chỉnh chiến lược truyền thông dựa trên 3 giá trị chính, đó là: Tính chính xác (Authenticity), Tính dễ kết nối (Network) và Tính dễ tiếp cận (Accessibility).

Thứ nhất, content phải chính xác (Authenticity). Millennials chỉ nhớ đến thông điệp của nhãn hàng khi nó được chuyển tải đúng với suy nghĩ của họ. Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, việc thúc đẩy các chiến dịch quảng cáo chỉ mới là thành công một nửa. Rất nhiều thương hiệu đã dùng quảng cáo để “quấy rầy” khách hàng mọi lúc, mọi nơi chỉ để đưa được hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

Tuy nhiên, ngày nay, người tiêu dùng đang dần trở nên thông minh hơn. Khi được lựa chọn giữa việc xem hay không xem quảng cáo, họ sẵn sàng nói “Không”. Chính vì vậy, một thương hiệu nếu có content đủ mạnh sẽ nhận được sự quan tâm của Millennials rất tự nhiên mà không cần phải “đánh bom” nhiều lần bằng quảng cáo. Về bản thân Millennials, họ muốn quá trình tiếp cận với thương hiệu được diễn ra tự nhiên nhất, chứ không phải là bằng các hình thức thụ động như các hoạt động Marketing truyền thống trước đây.

Thứ hai, content phải mang tính dễ kết nối (Network). Các phương tiện truyền thông xã hội được tạo nên nhờ các mạng lưới khác nhau và Millennials dành hầu hết thời gian cho những mạng lưới này. Họ sử dụng LinkedIn để kết nối với các chuyên gia trong ngành, sử dụng Quora để được tư vấn cách giải quyết vấn đề, và sử dụng Yelp để tìm kiếm vị trí của những nhà hàng đang dẫn top.

Cả 3 nền tảng về phương tiện truyền thông xã hội (LinkedIn, Quora, Yelp) đều hoạt động dựa trên sự kết nối về mặt chức năng. Các Marketer phải công nhận một điều rằng, quảng cáo dù hay đến mấy cũng không có tác động truyền miệng đủ lớn bằng sự kết nối của cộng đồng các Millennials. Cần lưu ý rằng, content chính xác vẫn phải được ưu tiên hàng đầu. Millennials luôn coi trọng các mối quan hệ bởi vì nó luôn cho họ niềm tin. Do đó, mục tiêu Marketing năm 2015 là phải tạo được “niềm tin thương hiệu” nếu muốn tiếp cận thế hệ Millennials.

Thứ ba, content phải dễ tiếp cận (Accessibility). Thông thường, Millennials sẽ đánh giá thông tin dựa trên 2 tiêu chí là mức độ chất lượng và mức độ tiếp cận của thông tin. Thông tin đạt chất lượng là thông tin chính xác và được trình bày một cách đầy đủ. Nếu một thông tin được cho là “không chính xác” thì nó sẽ được lan truyền miệng một cách nhanh chóng trong cộng đồng Millennials. Về lâu dài, chắc chắn những thông tin tương tự sẽ không còn được cộng đồng tiếp nhận nữa.

Thông tin có tính tương thích cao cũng rất quan trọng. Một xu hướng gần đây được Millennials ưa chuộng đó là thông tin có thể được tiếp cận thiết bị điện thoại. Một trang web không được hỗ trợ phiên bản mobile có thể sẽ đánh mất đi khả năng tiếp cận khách hàng. Điều này quan trọng đến mức gần đây, Google đã phải cập nhật thuật toán tìm kiếm nhằm hạ thứ bậc của các trang web không hỗ trợ phiên bản moblie.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here