Nội Dung Chính
Kinh tế định hướng thương hiệu liên quan đến chủ quyền
Việt Nam đã có kinh tế định hướng thương hiệu chưa? Vì sao? Quốc gia nào đã có kinh tế định hướng thương hiệu và họ làm gì?
Quan sát New Zealand (một quốc gia biển đảo) trong chiến lược định vị quốc gia gắn liền với sản phẩm với thương hiệu ‘100% Pure New Zealand’, quý vị có thể thấy ngay trên sản phẩm Twin Cows của Vinamilk với liên doanh sản xuất sữa 100% sữa tươi Made in New Zealand diện đã có mặt tại cái siêu thị trong nước. Thương hiệu Thụy Sỹ đã từ lâu quá nổi tiếng với sản phẩm đồng hồ và kỹ thuật cao tinh vi. Nhật Bản chỉ cần Made in Japan đã gia tăng biết bao tỷ phần giá trị sản phẩm. Hay cụ thể như Bia Sapporo mang dấu ấn vùng đất tinh khiết Hokkaido phiá bắc nước Nhật. Mỗi địa phương (cấp tỉnh) của Nhật đều có một Brand Mascot (linh vật thương hiệu) riêng và được quảng bá thành công trong du lịch và sản phẩm địa phương. Hollywood, Las Vegas…là những thương hiệu địa danh vang dội của nước Mỹ cấu thành bởi kinh tế mềm và thương hiệu. Rượu Champagne (địa danh nước Pháp) được cả Châu Âu bảo hộ độc quyền… đó là một số trong rất nhiều diễn biến kinh tế định hướng thương hiệu (brand oriented economy) hoặc kinh tế thương hiệu đích thực.
Khuynh hướng sử dụng quyền lực mềm trong cạnh tranh kinh tế cũng như chính sách đối ngoại của các nước phát triển phương Tây trong những thập niên gần đây ngày càng trở nên phổ biến. Trong marketing chúng tôi cũng đã giải thích động thải ‘hậu tư bản’ thông qua mô thức P3&P4 tức chiến lược chú trọng thiết lập thương hiệu (P4) và hệ thống phân phối (P3). Việc sẵn sàng từ bỏ các công đoạn sản xuất chi phí lao động rẻ đã và đang chuyển dịch ồ ạt sang các nước thế giới thứ ba và các tập đoàn thương hiệu mạnh tập trung nghiên cứu đột phá sản phẩm, thiết lập thương hiệu mạnh và chuyên nghiệp phân phối là một trong những khuynh hướng chủ đạo mang lại thành công vững bền. Song song đó chủ quyền càng ngày càng hoá thân vào quyền lực thương hiệu, đi chinh phục người tiêu dùng khắp thế giới. (Trích tham luận của chuyên gia tại Diễn đàn Thương hiệu & Kinh tế Biển Việt Nam)
Việt Nam vào thời hiện đại chỉ có khoảng 350 ngàn cây số vuông đất liền, nhưng chúng ta có trên 1 triệu km vuông biển đảo và hơn 3000 km bờ biển. Nguồn gốc Biển xa xưa của dân tộc Việt còn lưu truyền qua truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ. Vào thời kỳ ‘biển lùi’ thềm lục địa Nanhailand và Sundaland vùng Đông Nam Á còn là một dải đất kết liền và kéo dài lên ven biển Đông Hải; khi đó những cư dân đầu tiên từ văn hoá Hoà Bình đã làm ra những công cụ sản xuất và nông nghiệp được hình thành…(trích các nguồn lịch sử và khảo cổ)
Kinh tế định hướng thương hiệu tương hỗ với yếu tố chủ quyền một cách cơ hữu và rất dễ nhìn thấy. Và trong những quy ước của thế giới văn minh, của các định chế toàn cầu như Unesco, Liên hiệp quốc, WTO và gần đây là TPP hầu hết các quốc gia đều công nhận những Công ước về Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Nhãn hiệu; Nhãn hiệu chứng nhận; Thương hiệu địa phương; Chỉ dẫn địa lý… những công ước này ở một cấp độ thuần tuý thương mại cho đến ngầm hiểu về quyền sở hữu từ cá nhân cho đến một cộng đồng địa lý và về mặt pháp lý liên quan ngay đến chủ quyền (!). Có điều là các sự công nhận nêu trên cần có một thực tể ‘sản phẩm’ làm đối tượng ‘gắn nhãn’ kể cả hữu hình và vô hình. Cần lưu ý là việc công nhận các di sản của Unesco cũng được xem là bản quyền thương hiệu đối với chủ quyền văn hoá & di sản quốc gia, ví dụ như Tín Ngưỡng Thờ Cúng Vua Hùng (Unesco) cũng là một dạng ‘chủ quyền’ văn hoá phi vật thể vô cùng quý báu. Ngoài ra Di sản Con đường Tơ lụa trên biển cũng có thể là một trong những di sản mà vùng địa lý Biển Việt Nam là chủ thể với nhiều bằng chứng còn lưu giữ với cảng thị Cattigara. Cụ thể hơn nữa chúng ta có hàng loạt chứng tích về vùng Biển Đảo Hoàng Sa và Trường Sa cần được bảo vệ và vận động sự công nhận của thế giới trước tiên là về mặt di sản và chủ quyền thương hiệu Hoàng Sa, Trường Sa được gắn nhãn vào những sản phẩm cụ thể…
Nhìn ra quốc tế, Nhật Bản đã có những chiến lược rất cụ thể đối với chủ quyền & thương hiệu của quần đảo Okinawa một nơi rất nhạy cảm và xa trung tâm quyền lực, nhưng nền kinh tế biển Okinawa và thương hiệu chủ quyền (bao gồm cả Senkaku) đã rất vững mạnh với nhiều nhóm sản phẩm: Hải sản, dược phẩm từ tảo biển, dịch vụ hậu cần quốc tế, du lịch, di sản dưới lòng biển (thềm lục địa Sundaland xa xưa)…
Tiềm năng ngành Dầu khí, Logistic, Thủy hải sản
Ngành Dầu Khí là tiềm năng kinh tế quan trọng bâc nhất của kinh tế biển, đồng thời cũng là điểm nhạy cảm về chủ quyền. Nhờ vào những nhà quản lý, các CEO giỏi và chính sách tích cực, Việt Nam đã có được một ngành dầu khí được đầu tư và quản lý tốt đóng góp hàng chục tỷ USD cho quốc gia mỗi năm. Cho đến nay nhiều dự án đầu tư đã mang lại hiệu quả, cả về khai thác (upstream) lẫn chế biến và hoá dầu (downstream). Tuy nhiên có lẽ điểm nhạy cảm và chưa nhất quán là các quyết sách về hợp tác quốc tế trong đầu tư thăm dò các vùng chủ quyền trên biển, mà nhìn dưới góc độ chủ quyền đó là những điểm nhạy cảm chiến lược trong đó việc chọn lựa đối tác không chỉ mang ý nghĩa kinh tế. Những đông thái tích cực có thể nhìn thấy từ kết quả thăm dò từ Idemitsu và những đề xuất thiện chí và tích cực từ ExxonMobil trong những tháng vừa qua có thể cho giới quan sát những cảm nhận rất tích cực về chiến lược kinh tế biển trong mảng dầu khí.
Các nhà nghiên cứu trong ngành dầu khí có lẽ cũng đã bắt đầu để ý đến một thứ nhiên liệu đó là Băng Cháy (Methane Hydrate) một dạng nguyên liệu hoá thạch hiếm hoi còn chưa được khai thác. Và đây cũng là một trong những tiềm năng quý báu từ thềm lục địa của nước ta cần phải được giữ gìn bào vệ cho thế hệ tương lai.
Trong một diễn biến từ năm 2013 chúng tôi được có dịp tìm hiểu một số hoạch định và ý tưởng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về chiến lược marketing & đầu tư ngành Logistic ‘hướng biển’ một thế mạnh của hệ thống cảng biển quốc tế Vũng Tàu và hệ thống cảng sông liên hoàn dọc sông Sài Gòn.
Thương hiệu và Chủ quyền trong kinh tế biển
Một thống kê chưa đầy đủ của một số CEO đã chỉ ra tỷ lệ kinh tế hướng biển của Việt Nam chiếm đến 60-70% tổng GDP quốc gia. Một số liệu có lẽ làm giật mình không ít cách nhà hoạch định chính sách.
Quan điểm chắc chắn đón nhận sự đồng thuận của doanh nghiệp trong nước cũng như người Việt ở nước ngoài, đó là gắn vấn đề vững mạnh hoá và bảo vệ chủ quyền vào chiến lược kinh tế biển và kiểm soát hợp lý định hướng của đầu tư FDI.
Tên gọi Biển Đông và The East Sea (of Vietnam) cần được xây dựng bởi một chiến lược rõ ràng. Chẳng hạn đối với các văn bản và danh xưng từ phiá thể nhân và pháp nhân của Việt Nam chúng ta cần quy định sử dụng danh từ Biển Đông (Bien Dong hay The East Sea) và kiên quyết không sử dụng South China Sea. Từng bước vận động các tổ chức khu vực và quốc tế sử dụng danh từ trên khi đề cập các vấn đề mà Việt Nam là chủ thể.
Cần những nhà đầu tư có tâm huyết
Ngay sau khi sóng biển Đông tạn lắng xuống, đã có nhiều những động thái rất tích cực từ phiá cộng đồng doanh nghiệp về tiềm năng Kinh tế Biển Việt Nam. Đó là việc nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang các chuỗi giá trị kinh tế biển. Tổng công ty Tàu thủy tham gia đóng các mnẫu tàu vỏ sắt công suất lớn đưa vào khai thác thử nghiệm và marketing đến với ngư dân. Một công ty Việt Kiều mang công nghệ màng phủ gia cường lực PU (reinforced Polyurethan coating) để nâng cấp độ chịu va đập của hàng vạn tàu vỏ gỗ hiện tại cũng như nâng cấp chất lượng hầm trữ lạnh. Các ngư dân ‘đại gia’ thì mạnh dạn đầu tư những con tàu dịch vụ nghề cá vươn khơi cùng với đội ngũ tàu đánh bắt xa bờ được trang bị từng bước hiện đại hơn.
Trong một diễn biến khác, các đại gia bất động sản (Bitexco, Tuần Châu…) cùng với một số nhà đầu tư thương hiệu quốc tế (Trawise của Phần Lan) xúc tiến với Tỉnh Quảng Ninh những đề án khai thác tài sản (kinh tế) thương hiệu, cũng thể hiện nhận thức về tăng kinh tế biển Việt Nam cả về mảng kinh tế truyền thống lẫn hiện đại, không chỉ là khai thác tài nguyên mà còn có thể khai thác các giá trị mềm khác nữa.
Có thể thấy gì từ các trường hợp doanh nhân Đức Khải, Trí Việt Phạm Văn Trí đệ đơn muốn mua hàng loạt tàu cũ trực thăng để khai thác biển trong và sau sự kiện biển Đông? (nhìn ở góc độ thương hiệu – chủ quyền và doanh nghiệp)?
Việc Bộ Nông nghiệp không đồng ý cho nhập tàu cũ theo đề xuất của Công ty Đức Khải thể hiện sự kiên quyết trong chính sách hướng đến ngư dân và những người thật sự có tâm huyết. Quan điểm này chúng tôi thấy đã được thể hiện kiên quyết của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp trong các hội thảo về hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn trước đó.
Tái nhận thức chuỗi giá trị Cá Ngừ Việt Nam
Chỉ trong chưa đầy 1 năm qua ngành Cá Ngừ Việt nam đã có những chuyển biến rất tích cực. Từ việc giải toả lúng túng trong chính sách hỗ trợ vốn vay trong trong khuôn khổ Festival Nghề Biển tổ chức tại Phú Yên, cho đến sự chủ động hợp tác với Nhật Bản trong kỹ thuật đánh bắt và bảo quản Cá Ngừ và những con cá Ngừ đại dương đầu tiên Việt Nam vào chợ đấu giá tại Nhật với nỗ lực của cả doanh nghiệp và chính quyền các tỉnh Nam Trung Bộ. Chúng ta có thể đặt kỳ vọng nền công nghiệp trị giá vài tỷ USD từ chuỗi giá trị Cá Ngừ Việt Nam.
Tuy nhiên thực trạng vẫn còn xa so với kỳ vọng và tiềm năng mà chúng tôi sẽ phân tích sau đây.
Cá Ngừ Việt Nam chưa lên được bàn ăn của nhà hàng Việt (?) câu hỏi này cũng là câu trả lời cho dưới đầu tư năng động. Cụ thể chúng tôi thấy chuỗi nhà hàng Tokyo Deli tại Tp HCM sao bỗng dưng mất hút món Sashimi Cá Ngừ (!) điều này phản ảnh sự rời rạc của chuỗi giá trị cá ngừ đại dương ngay tại thị trường Việt Nam, vì dân nhậu và các chuỗi nhà hàng Việt chưa có ý thức hưởng ứng món cá ngừ đại dương ngon và sạch
Cá Ngừ nhãn hiệu Hoàng Sa – một ý tưởng thương hiệu chủ quyền
Một trong những giải pháp kinh tế thương hiệu mà cá nhân chuyên gia có thể đóng góp ý kiến, được hình thành trong thời gian biển Đông dậy sóng vừa qua, đó là ý tưởng xây dựng ‘thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho Cá Ngừ mang nhãn hiệu Hoàng Sa’ hay gọi tắt là ‘Cá Ngừ Hoàng Sa – Việt Nam’ (brand name: HoangSa Tuna Fish – Vietnam). Thương hiệu này cần được xác lập và đăng ký cấp quốc tế theo các quy định chỉ dẫn địa lý hay đặc sản Cá Ngừ được khai thác & đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Hiệp hội đánh bắt Cá Ngừ và UBND Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) có là thể nhân đăng ký nhãn hiệu này lên Cục Sở hữu Trí tuệ và đăng ký quốc tế (tại Châu Âu và Mỹ).
Sự tham gia của các DN FDI trong các ngành nghề này nên được nhìn nhận thế nào ở góc độ phát triển Kinh tế định hướng thương hiệu và xác lập chủ quyền quốc gia?
(Thay phần kết) Truyền thông và Du lịch luôn đi truớc 1 bước
Từ quan điểm marketing quốc gia và thương hiệu, từ việc quan sát các nước phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ANZ…) chúng tôi luôn thấy truyền thông luôn song hành với chính sách, phối hợp từ việc phản biện cho đến quảng bá và kết nối, sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ. Điều này rất cần được phát huy trong bối cảnh và mức độ quan tâm đối với nền kinh tế và thương hiệu chủ quyền biển đào Việt Nam.
Bên cạnh đó Du lịch cũng đóng vai trò tiên phong trong tất ca các chiến lược kinh tế đụa phương, quốc gia và nhất là biển đảo. Có nhiều ý tưởng khai thác sản phẩm du lịch, không chỉ du lịch cao cấp 5 sao (như Star Cruise) mà còn có du lịch trải nghiệm (du lịch đánh bắt cá ngừ), phóng sự biển – National Geographic có chuỗi phóng sự Cá Ngừ Bắc Mỹ hay King Crabs thu hút người xem cả thế giới…Và đó cũng là cơ hội, ý tưởng kinh doanh mới cho giới doanh nghiệp trẻ, doanh nhân Việt Kiều đóng góp cho đất nướ