Khi khởi nghiệp không phải là một câu chuyện đùa

0
607

Khởi nghiệp với Việt Nam, đang là một xu thế. Những năm trở lại đây ghi nhận sự hiện diện đông đảo của nhiều startup, biến Việt nam trở thành một trong những quốc gia có môi trường khởi nghiệp năng động hàng đầu châu Á (theo thống kê từ bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2014 – 2015).

Nhưng khi nhìn thẳng vào thực trạng, dễ dàng nhận ra số những startup thành công khá là ít ỏi, nhiều doanh nghiệp còn biết mất trên thị trường. Vậy đâu là lý do khiến startup Việt vẫn đang “mắc kẹt”?

Trở ngại đến từ văn hóa

Theo cái nhìn của ông Jason Kassei, một chuyên gia hướng dẫn khởi nghiệp đã có thời gian làm việc tại Việt Nam chia sẻ: “Ở Việt Nam, mọi người thường có thói quen ngủ quên trên chiến thắng”. Đây là một biển hiện thường bắt gặp ở giới trẻ, những người còn thiếu kinh nghiệm nhưng “chủ nghĩa cá nhân” lại quá cao. Nhiều bạn, với lòng nhiệt huyết và sức sáng tạo của tuổi trẻ, nhanh chóng đạt được những kết quả khả quan ngay từ những bước đi đầu tiên. Startup của họ được một bộ phận cộng đồng biết đến, nhận được những khoản đầu tư làm động lực. Điều này khiến nhiều người trong số họ nhanh chóng rơi vào trạng thái thỏa mãn, tự cho rằng dự án của mình đã thành công, và sẽ tiếp tục thành công. Đây là nguyên nhân làm cho những nhà khởi nghiệp nảy sinh cái nhìn chủ quan, tự tin thái quá vào bản thân, từ đó chặn đứng những thay đổi “sống còn”. Hơn nữa, những suy nghĩ chủ quan, những trạng thái “ngủ quên” phần nào, làm quản lý tổ chức trong doanh nghiệp lỏng lẻo. Ngoài ra, việc không biết chấp nhận thất bại, điều được coi là xuất hiện trong mọi quá trình khởi nghiệp, cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhanh chóng đi xuống.

Những biểu hiện trên đây thực chất, đã chẳng còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Họ mang những suy nghĩ, những thói quen “cũ kỹ” áp dụng lên chính công việc kinh doanh của họ. Một mặt nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp, mặt khác, đây là nhân tố ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, khiến nó trở nên manh mún, chụp giật và cục bộ.

Trước vấn đề trên, việc cần thiết bạn phải làm là “định vị” lại tinh thần, hạ “cái tôi” cá nhân và nhìn nhận lại rằng, thất bại đồng nghĩa với cơ hội nhiều hơn. Dù biết rằng chính “cái tôi”, chính sự tự tin đó giúp bạn không nhỏ trong quá trình đưa những ý tưởng tuyệt vời trở thành hiện thực, nhưng hãy nhớ, cái gì quá cũng không tốt. Hãy quan sát, hãy học hỏi, hãy sẵn sàng thất bại. Điều đó sẽ có lợi cho doanh nghiệp của bạn.

Lựa chọn lĩnh vực khởi nghiệp

Cũng theo chia sẻ từ ông Jason Kassei, những lĩnh vực mà các bạn trẻ thường tập trung vào đang có vấn đề. Nó thường có những điểm chung như làm thế nào để kiếm được nhiều tiền nhất; những lĩnh vực liên quan đến du lịch hay kinh doanh do nhanh mang lại lợi nhuận. Không những vậy, một bộ phận các nhà khởi nghiệp lựa chọn “sao chép” khi thấy người khác thành công. Những hiện tượng trên, theo đánh giá của chuyên gia, là hoàn toàn không ổn.

Vô hình chung những vấn đề trên kéo theo một loạt hệ quả. Thị trường kinh doanh, hệ sinh thái khởi nghiệp thiếu sự đa dạng cần có. Hơn nữa, những vấn đề trên tạo nên sự cạnh tranh không cần thiết, trong khi thị trường còn rất nhiều lĩnh vực triển vọng. Điển hình ở Việt Nam, đó chính là nông nghiệp. Một đất nước với tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế chiếm gần 20%, nhưng lại chứng kiến sự hiện diện của quá ít startup. Với vị trí địa lý nằm ở vùng châu thổ sông Mekong, nếu bạn đưa ra được giải pháp giải quyết những vấn đề cố hữu, thì đó chính là nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Vi vậy, thay vì chỉ tập trung với những lối mòn, giải pháp ở đây chính suy nghĩ rộng và bao quát hơn. Hãy nhìn nhận xem đâu là vấn đề, đâu là “đường ngách” để từ đó bạn có thể lựa chọn được lĩnh vực mới lạ nhất, tiềm năng nhất. Một lĩnh vực được suy tính cẩn thận, được định hướng rõ ràng ngay từ đầu sẽ một bước đệm hoàn hảo để bạn hoàn thiện chiến lược khởi nghiệp của mình.

Khi nhà đầu tư “thiên thần” và startup Việt khó gặp nhau

Có một thực tế rằng, còn quá nhiều trở ngại để để startup Việt tìm được mội nhà đầu tư hoàn hảo cho mình. Một mặt, các cơ chế, chính sách của nhà nước, dù đã có những cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước, nhưng vẫn gây không ít trở ngại cho cả giới đầu tư cũng như startup Việt. Theo chia sẻ của nhiều startup, rất nhiều nhà đầu tư e ngại bỏ tiền vào đầu tư chỉ vì bị giới hạn bởi một số điều khoản trong Luật Đầu tư. Hay như để làm những thủ tục, giấy tờ cấp phép đầu tư, các nhà khởi nghiệp phải mất đến vài tháng để hoàn thành. Chính những vấn đề liên quan đến pháp lý đó nhiều khi làm cho startup bị “lỡ hẹn” khi thị trường cần, điều tối kỵ trong khởi nghiệp. Mặt khác, nhiều startup còn bị động trong tìm kiếm cơ hội đầu tư. Họ không biết cách làm thế nào để có thể gặp gỡ, để liên lạc tìm những nhà đầu tư cần mình. Giải pháp được đặt ra là tham gia những sự kiện có góp mặt của những chuyên gia, những nhà đầu tư hàng đầu trong giới startup. Gday X 2016 chính là một gợi ý. Được tổ chức ngày 23 tháng 10 tới đây, Gday X 2016 không chỉ là cơ hội tuyệt vời để gọi vốn mà còn là dịp gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm. Sự có mặt của phòng Speed Daing – nơi bạn được gặp gỡ, được trao đổi với chuyên gia cũng như sự có mặt của nhiều nhà đầu tư tiềm năng sẵn sàng nghe bạn gọi vốn. Chắc chắn Gday X 2016 sẽ không làm bạn thất vọng.

Khởi nghiệp, cũng như bất kỳ mọi công việc, đều luôn xuất hiện những khó khăn. Khó khăn là cơ hội để thử thách bản thân, là dịp để chứng tỏ năng lực cũng như là bài kiểm tra về sự sẵn sàng cho chính dự án của bạn. Điều quan trọng là bạn có dũng cảm đối mặt với những khó khăn không. Điều đó định hình lên bản lĩnh cần có của mọi startup.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here