Nội Dung Chính
Những năm gần đây, do xu hướng tiếp thu công nghệ thông tin song hành cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, con người dần dần có những trải nghiệm mới về nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, cái tên EDM có lẽ là xu hướng cực kỳ nổi trội trong thời gian vừa qua, không những số lượng người nghe và người sáng tác thể loại này ngày càng gia tăng.
EDM không những phát triển mạnh ở các nước phương Tây, mà ngay cả các nước Châu Á, điển hình là Việt Nam, làn sóng EDM cũng đã lan tỏa đến và bùng phát chóng mặt trong suốt 3 năm trở lại đây. Sự bùng phát EDM phần lớn là vào sự xuất hiện của các lễ hội âm nhạc điện tử.
Và thương hiệu đang đi đầu trong công tác tổ chức các sự kiện EDM đình đám nhất Việt Nam hiện nay phải kể đến là Escape Music Festival với hàng chuỗi lễ hội thường niên diễn ra suốt 2 năm qua.
Vậy đâu là chìa khóa dẫn đến sự thành công của một Escape Party quy mô nhỏ vỏn vẹn với vài ngàn khách tham dự, giờ đã chuyển mình trở thành một Escape Music Festival lớn mạnh với số lượng khách tham dự đã lên đến vài chục nghìn người và trong tương lai còn có thể phát triển hơn nữa?
Thương hiệu Escape Music Festival có thực sự là một thương hiệu mạnh, họ đang xây dựng một đế chế vững chãi hay chỉ là ăn may do xu thế EDM phát triển?
Để giải mã cho câu hỏi trên, ta nên đi sâu hơn vào sự phát triển của EDM Việt Nam trong những năm qua.
EDM là gì?
EDM – viết tắt của Electronic Dance Music, tạm dịch là Nhạc nhảy điện tử, được ra đời vào những năm 80 của thế kỷ trước, là loại nhạc sử dụng các yếu tố làm gây kích thích và tạo sự sôi động trong lòng người nghe, có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với Electronic Music, tức nhạc điện tử nói chung.
Hiện nay, có nhiều nhánh con của EDM, nhưng hiện tại chia làm 10 nhánh chính: House, Trance, Techno, Hardcore, Industrial, Downtempo Hiphop , Disco, Garage và Breaks. Mỗi nhánh đó chia thành nhiều thể loại riêng lẻ khác nhau, với những sắc thái khác nhau. Tóm lại, EDM hiện nay rất đa dạng và phong phú nhiều thể loại, khiến tạo ra nhiều trường phái nghe nhạc khác nhau.
EDM có thực sự là xu hướng của giới trẻ Việt?
Hiện nay, EDM không chỉ là xu hướng âm nhạc của giới trẻ, mà còn là một xu hướng của thế giới, một ngành công nghiệp đang cực phát triển.
Mặc dù người nghe EDM đa dạng và phong phú, nhưng suy cho cùng, họ có đều một điểm chung, là luôn tụ tập thành một đám đông rồi nhảy nhót theo điệu nhạc, họ mong muốn gặp gỡ thêm nhiều người bạn mới có cùng sở thích nghe thể loại này giống như của mình và cùng chia sẽ những khoảnh khắc tuyệt vời nhất.
Vì thế, theo thời gian, số lượng fan EDM ngày càng nhân lên với tốc độ chóng mặt, lan ra không chỉ ở các nước tiên phong, mà ở trên toàn thế giới.
Cùng với nhu cầu đó, các nhà quản lý, nhà tổ chức tạo điều kiện sản sinh nhiều lễ hội EDM với từng thể loại khác nhau phục vụ nhu cầu của từng đối tượng như Ultra Music Festival, Tomorrowland, Electric Daisy Carnival,… Vì thế, EDM đã trở thành một đế chế âm nhạc cực kỳ lớn mạnh và vững chãi hơn bao giờ hết.
Bên cạnh người nghe, những DJ (người chơi nhạc cho những đám đông) và Producer (người sản xuất nhạc) ngày càng phổ biến, và trở thành một nghề với mức lương khá. Điển hình là DJ giàu nhất thế giới Calvin Harris, một show diễn của anh trị giá 400.000 USD (hơn 8 tỷ VNĐ).
Vào năm trước, tạp chí Forbes cũng đã công bố danh sách DJ được trả cao nhất mỗi năm và hiển nhiên DJ người Scotland, Calvin Harris là người dẫn đầu với 66 triệu USD, trong khi đó Tiesto được trả chỉ 38 triệu USD.
Nhưng trang web Celebrity Networth (CNW) ghi nhận rằng tổng tài sản của Calvin Harris đã tăng từ 70 triệu USD lên 110 triệu USD và Tiesto cũng từ 90 triệu USD tăng lên 105 triệu USD cùng một thời điểm.
Cả 2 DJ này đều là con át chủ bài của Hakkasan Night Club (Club đứng thứ 2 trong nước), mỗi năm họ được trả 15 triệu USD.
Các DJ và Producer đều có các kỹ năng bài bản đến chuyên nghiệp và cũng có cảm xúc để làm nên một bài nhạc để gây cảm hứng cho người nghe, chứ không máy móc như tên gọi của nó.
Nhìn về quá khứ, EDM đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và khoác lên mình những bộ cánh với tên gọi không phải là EDM mà là tên các dòng nhạc cụ thể như: Euro Dance, Techno, House, Techno House, Reggae, Ragga, Hiphop,… qua nhiều chặng đường phát triển, đến nay số lượng thể loại nhạc tăng rất nhiều về chủng loại, đa dạng về hình thức, sắc thái âm nhạc.
Gần 1 thập kỷ qua, nền âm nhạc dance ở Việt Nam có phần đi chệch hướng và có phần thụt lùi so với thế giới. Song không vì thế mà kìm hãm được sự phát triển và cơn bão EDM lan tỏa.
Trong khoảng gần 3 năm đổ lại đây, EDM bắt đầu trỗi dậy như một làn sóng mới thổi bùng cho nền âm nhạc đang ngày càng nhàm chán về nội dung và hình thức, biến cho thị trường âm nhạc Việt ngày càng thoáng khỏi cái bóng nhạc trữ tình, nhẹ nhàng đầm ấm và dần tạo nhiều cảm hứng cho các nghệ sĩ thêm ý tưởng sáng tác.
Trong năm 2012, sự phát triển của mạng xã hội Facebook làm cầu nối gắn kết mọi người với nhau. EDM cũng không là ngoại lệ, cộng đồng về EDM Việt Nam dần được mở ra, các fanpage cũng được hình thành lớn mạnh nhất hiện nay có thể kể đến là EDM Vietnam Community – Một cộng đồng EDM Việt Nam được thành lập vào năm 2014 tính đến nay đã có hơn 25.000 fan trên facebook trải dài từ Bắc vào Nam. Mặc dù chỉ mới thành lập song rất được nhiều bạn trẻ cũng như giới DJ quốc tế đón nhận và ủng hộ.
Các fan EDM, họ không chỉ kết nối chia sẻ những bài hát, thể loại nhạc mà họ yêu thích mà dần dần gắn kết nhau với cuộc sống bên ngoài. Không những thế, mặc dù họ còn rất trẻ, nhưng cũng đã tự mình mở những party nhỏ lẻ mang tạo niềm vui cho mọi người, đồng thời khẳng định vị thế của mình giữa những cộng đồng khác. Việc làm như vậy khiến cho EDM không trở thành điều bỡ ngỡ của mọi người nữa, trái lại, đó là thứ khiến mọi người có thể thoải mái hòa nhập và tiếp thu một cách sâu sắc.
Dần dà EDM ở Việt Nam trở thành một thị trường đầy tiềm năng, các DJ từ nước ngoài cũng đã bắt đầu tìm đến Việt Nam như là một nguồn phát triển dành cho họ. Các tên tuổi DJ quốc tế như R3hab (58 DJ Mag), Vicetone, Steve Aoki (#4 DJ Mag), cho đến Hardwell – DJ số 1 thế giới, Fedde le Grand, Sander Van Doorn, Bobina, Aly & Fila, Omnia, Afrojack, VINAI, huyền thoại Ferry Corsten, Dyro (#28 DJ Mag)… cũng lần lượt đổ về Việt Nam như một cơn bão và nhận được sự đón nhận tích cực từ phía khán giả.
Để tạo nên một cơn bão DJ quốc tế ổ ạt đổ về Việt Nam, phải kể đến quy mô tổ chức party trong nước đã thay đổi và ngày càng mở rộng với hàng loạt các Festival EDM được tổ chức như: Escape Music Festival (Escape Party), IMUF, Zedd – True Colors Tour, I am Hardwell 2014, Laidback Luke – Asia Tour 2015…
Giải mã thương hiệu Escape Music Festival
Trải qua hơn 9 mùa tổ chức và thành công với chuỗi sự kiện Escape Summer, Escape Halloween và Escape New Year, Escape đã thu hút được hàng chục ngàn lượt khách tham dự.
Thành công nhất phải kể đến là Escape Summer 2015, sự kiện đã đánh dấu một bước chuyển mình vô cùng lớn và khẳng định thương hiệu Escape là một thương hiệu số 1 về công tác tổ chức chuỗi sự kiện EDM Festival ở Việt Nam.
Escape Summer 2015 với chủ đề Amazon Next Invasion, lễ hội đã thu hút đội hình DJ quốc hàng Top thế giới gồm bộ đôi VINAI, DYRO, và huyền thoại nhạc Trance FERRY CORSTEN. Cùng với sự xuất hiện của dàn nghệ sĩ DJ, ca sĩ nước nhà như Tóc Tiên, Dumbo & Tess, DJ Tio, DJ Kaiser T, DJ Thiện Hí, team DJ AHEAD.
Lễ hội kéo dài từ 12h trưa đến 12h tối với lượng khách tham dự kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay hơn 20.000 khán giả tham dự, không chỉ Việt Nam mà còn có sự tham dự của rất nhiều du khách quốc tế.
Sau sự kiện đỉnh cao này, fan page Facebook của Escape Party đã ngay lập tức đổi tên thành Escape Music Festival một bước chuyển mình lịch sử đánh dấu sự thành công của thương hiệu Việt – Escape và khát vọng vươn ra thị trường quốc tế.
Chìa khóa của sự thành công
Tuy trải qua hơn 9 mùa lễ hội, không phải mùa nào cũng thành công như mong đợi, ta có thể thấy được rằng, may mắn không phải lúc nào cũng đến và phải có một chiến lược kinh doanh táo bạo, vững chãi mới có thể tồn tại bền vững.
Nhận diện thương hiệu
Thương hiệu Escape được xây dựng dựa trên nền tảng tạo dựng một sân chơi EDM phát triển ở Việt Nam. Song song đó là xây dựng, kiến thiết nước nhà, phát triển du lịch và rộng hơn nữa là vươn ra thị trường quốc tế.
Một thương hiệu mạnh, bền vững và phát triển thì đội ngũ nhân viên giỏi, tài năng, tâm huyết luôn là vấn đề chủ chốt. Escape đã và đang làm được điều đó, không những góp phần xây dựng phát triển kinh tế đất nước mà còn tạo điều kiện cho rất nhiều bạn trẻ được thể hiện bản thân.
Bài toán nhân lực đã được Escape giải đáp một cách khá triệt để khi liên tục tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt mang tên – Escape Talents.
Mặc dù Escape Music Festival chủ trương thu hút sự chú ý của các fan hâm mộ thông qua tên tuổi của các nghệ sĩ quốc tế. Song vẫn tạo được sân chơi cho các DJ địa phương là những DJ Việt có cơ hội tiếp xúc với các nghệ sĩ quốc tế, tạo cơ hội cho các DJ Việt có sân chơi trải nghiệm mới, cũng thông qua đó khẳng định vị trí của các DJ Việt Nam không thua kém gì các nghệ sĩ quốc tế thông qua dàn line up DJ warm up cho sự kiện đều là các DJ Việt Nam gạo cội, trẻ tuổi và tài năng như team DJ Kaiser, AHEAD DJ.
Song song với việc đó, tìm kiếm nhà tài trợ mạnh tay, tâm huyết và sẵn sàng chiến đấu trường kỳ lâu dài, có chung mục đích chung ý tưởng xây dựng rất khó khăn. Ngay từ đầu xác định được điều đó, Escape Party đã liên kết với những đối tác, những partner, nhà tài trợ uy tín như Thương hiệu bia Sapporo Beer (Thương hiệu bia hàng đầu Nhật Bản – Nhà tài trợ chính của Escape) hay Viber (ứng dụng gọi điện và nhắn tin miễn phí qua Internet), Fashion TV (Kênh truyền hình thời trang quốc tế), Pepsi, Pernod Ricard, Ahead..