Định vị thị trường là gì? Phương pháp định vị thị trường

0
8898

Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường là thiết kế một sản phẩm có các đặc điểm, đặc tính khác biệt so với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Tạo ra cho nó một hình ảnh thương hiệu riêng đối với khách hàng.

Định vị thị trường là gì?

Hay bạn có thể hiểu định vị thị trường là xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ. Theo đó vị trí của sản phẩm trên thị trường chính là mức độ sản phẩm được người tiêu dùng nhìn nhận nó ở tầm cỡ nào, hay chiếm vị trí nào trong tâm trí của khách hàng so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Phương pháp định vị thị trường hiệu quả

Theo các chuyên gia kinh tế thì quy trình để tạo chiến lược định vị thị trường hiệu quả là chia nhỏ quy trình thành các bước để giữ cho khái niệm trở nên đơn giản hết sức có thể.

Thế nhưng bạn phải nhớ rằng, việc chia nhỏ quy trình, các bước như vậy không đồng nghĩa với việc thực hiện sẽ trở nên dễ dàng. Mà nó cần có sự rõ ràng và niềm tin để tuân theo đúng quy trình đã đề ra. Và niềm tin của tổ chức sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho những bước tiến tiếp theo.

Bước 1. Phác thảo một tuyên ngôn định vị thị trường

Ở bước này sẽ có 4 câu hỏi đơn giản được đặt ra giúp mang lại tập hợp những thông tin cơ bản về đặc điểm nhận dạng riêng mà bạn đã xác định nó cho công ty. Gồm có:

  • Bạn là ai với tư cách là một thương hiệu và bạn đang định vị thị trường là gì?
  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ cần gì, muốn gì?
  • Làm thế nào để bạn trở thành một nhà cung ứng tin cậy cho những mong muốn, nhu cầu đó?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai và họ định vị thị trường là gì?

Một tuyên ngôn định vị chính là kết quả của việc “cắm” những thông tin đó vào một hệ thống cơ bản và có công thức.

Bước 2. Định vị sự khác biệt

Định vị sự khác biệt

Với sự khác biệt giữa chiến lược tin nhắn cùng các kênh truyền thông của riêng bạn so với các đối thủ cạnh tranh sẽ tiết lộ các lỗ hổng trên thị trường mà thông điệp định vị của bạn cần phải nhắm đến. 

Chính vì vậy, bạn nên so sánh và đối chiếu để xác định được nét độc đáo riêng của mình từ đó tạo nên lợi thế cho mình.

Bước 3. Phân tích thương hiệu đối thủ

Phân tích đối thủ là cách giúp bạn xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp đối thủ so với mình. Hiểu được sự khác biệt này được xem là mấu chốt để giúp bạn tìm ra khoảng trống có thể được lấp đầy trên thị trường.

Bước 4. Xác định vị thế hiện tại của doanh nghiệp

Xác định vị thế hiện tại trên thị trường của doanh nghiệp/ sản phẩm của bạn là một phần vô cùng quan trọng. Đơn giản là vì bạn phải thật sự hiểu được vị thế, vị trí của mình trên thị trường thì mới có thể đưa ra được các phương án cạnh tranh thích hợp nhất.

Bước 5. Phân tích định vị của đối thủ cạnh tranh

Vì sao bạn cần phải phân tích định vị đối thủ cạnh tranh? Bởi việc này sẽ xác định các điều kiện thị trường làm ảnh hưởng đến sức mạnh của các đối thủ như thế nào.

Bước 6. Xây dựng một ý tưởng định vị độc đáo

Sau khi đã có được những dữ liệu phân tích rồi bạn cần xây dựng một ý tưởng với các câu hỏi như “bạn là ai” và ”ai là đối tượng của bạn?”. Từ một ý tưởng hay và chính xác bạn sẽ có một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả.

Bước 7. Kiểm tra tính hiệu quả của vị thế thương hiệu

Bạn sẽ kiểm tra bằng cách: Thu thập dữ liệu định tính, định lượng, thường là được xác định bởi các bước ở trên. Tuy nhiên, cũng có thể bao gồm các việc tập trung vào các nhóm, phỏng vấn sâu, khảo sát, nghiên cứu nhân chủng học, thăm dò ý kiến…

Hi vọng rằng với thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về định vị thị trường là gì. Quan trọng hơn cả là cách để tạo chiến dịch định vị thị trường có hiệu quả và chất lượng. 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here