Định nghĩa Franchise là gì?

0
1667

Franchise là gì?

định nghĩa franchise

Từ “Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “free” – tự do. Theo từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn ngữ học thì franchise được hiểu là nhượng quyền kinh doanh. Đây là mô hình cho phép cá nhân, tổ chức chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty, doanh nghiệp của họ tại một khu vực cụ thể.

Theo đó, doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu (franchiser) cho phép doanh nghiệp mua thương hiệu (franchise) sử dụng sản xuất hay dịch vụ trên chính thương hiệu của họ. Đổi lại doanh nghiệp mua thương hiệu phải trả cho bên bán một khoản phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu % doanh thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận.

Thông thường, các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên mua thương hiệu đảm nhiệm. Doanh nghiệp bán franchise chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…

Bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền. Ngược lại, bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh của bên nhượng quyền cung cấp.

Phân chia loại hình franchise hiện nay

các hình thức franchise

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Trong management franchise, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Full business format franchise mang tính hoàn thiện hơn với yêu cầu từ hai bên. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản, bao gồm:

– Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện. Tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.

– Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh.

– Hệ thống thương hiệu.

– Sản phẩm, dịch vụ.

Bên mua quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Equity franchise có nghĩa là người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Những ưu/ nhược điểm của Franchise

Hiện nay tại Việt Nam phổ biến nhất vẫn là nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện. Vậy hình thức này có những ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

– Giảm thiểu rủi ro thương hiệu: Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền thì họ đã có sẵn một thị phần khá rõ ràng trên thị trường. Lúc đó nhượng quyền mới có giá trị. Và vì điều này nên các bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian định hình thương hiệu trên thị trường nữa. Mà thay vào đó chỉ tập trung vào việc vận hành kinh doanh sao cho tốt.

– Chất lượng được đảm bảo: Các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được giám sát rất chặt chẽ về mặt chất lượng. Bộ phận quản lý nhượng quyền luôn cố gắng để chất lượng các chi nhánh được đồng đều. Vì chỉ cần một mắt xích lỏng, có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền của thương hiệu.

– Hệ thống hóa quy trình: Các quy trình từ vận hành kinh doanh, thiết lập quán trà sữa, thuê mướn nhân viên đều sẽ được hệ thống hóa. Có một sườn nhất định hoặc sẽ được chủ thương hiệu phân bổ xuống từng cơ sở nhận nhượng quyền. Điều này nhằm làm mọi việc dễ quản lý cũng như rõ ràng hơn khi gặp rắc rối.

– Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền: Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ phải hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền từ việc pháp lý, bày trí, và marketing. Điều này làm bên nhận nhượng quyền dễ thở hơn trong việc quản lý và vận hành quán.

– Đào tạo bài bản: Tất cả nhân viên, và các bên nhận nhượng quyền sẽ được đào tạo từ A-Z các điều cần biết về thương hiệu. Mọi thứ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp.

Nhược điểm

– Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu: Nếu các bên nhận nhượng quyền quyết định mở kinh doanh theo phương thức này. Thì cần nằm lòng một điều rằng là bạn không sỡ hữu thương hiệu này. Bạn chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Cho nên nếu các bên nhận thương hiệu không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng quyền. Thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao và mọi thứ có thể trở nên công cốc.

– Rủi ro kinh doanh chuỗi: Nhất là trong những hệ thống nhượng quyền lớn, các bên nhận nhượng quyền sẽ như ngồi trên đống lửa khi 1 mắt xích trong chuỗi cửa hàng bị dính “phốt”. Như là nguyên liệu không nguồn gốc, nhân viên không tốt..

Điều này sẽ làm các khách hàng đánh giá tình hình của cả chuỗi mà không cần biết các chi nhánh nhượng quyền khác hay giống nhau.

– Cạnh tranh trong chuỗi: Tình trạng cạnh tranh trong chuỗi là có chứ không phải là không, nhất là tại các cửa hàng gần nhau. Cạnh tranh nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho các cửa hàng. Thông thường các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.

– Thiếu sáng tạo: Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ đều được định sẵn cho các bên nhận thương hiệu và có khuôn khổ. Các chính sách đều được đưa xuống từ bên chủ thương hiệu. Nên gần như việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh là không có.

Kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.

Franchise lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam ngày một phổ biến và được nhiều chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Điển hình là các thương hiệu nhượng quyền được mua nhiều nhất hiện nay như Dunkin’ Donuts, Domino’s Pizza, McDonald’s, Gongcha, KFC…

Phương thức kinh doanh này giúp các chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, không phải tốn hàng tháng set-up mặt bằng. Vắt óc suy nghĩ ý tưởng độc đáo hay tìm kiếm đội ngũ nhân sự đắc lực. Hơn nữa, thương hiệu mạnh vốn có của họ sẽ giúp nhiều chủ đầu tư không phải chật vật. Và đau đầu tìm cách thu hút khách hàng tiềm năng, tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, kinh doanh nhà hàng, khách sạn theo phương thức franchise đòi hỏi mức phí rất cao. Ví dụ như thương hiệu Subway trong kinh doanh bánh mì kẹp thịt và salad với mức phí nhượng quyền lên đến 222.800 USD.

Hay Domino’s Pizza trong kinh doanh bánh mì, pizza có mức phí nhượng quyền “khủng” chạm mốc 415.100 USD.

Không phủ nhận tiềm năng thành công của phương thức kinh doanh franchise hiện nay nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều rủi ro thất bại. Bất kỳ chủ đầu tư nào đều phải lưu tâm và xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định đổ vốn vào.

Danh Sách Các Nhà Hàng Nhượng Quyền Thương Hiệu Tại Việt Nam

Danh sách 7 thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng tại Việt Nam:

  • Pizza Hut
  • KFC
  • Lotteria
  • Kichi Kichi
  • Jollibee
  • Burger King
  • Domino’s Pizza

Pizza Hut

Pizza Hut là công ty con của tập đoàn Yum! Pizza. Hiện đang có hơn 6000 nhà hàng ở Mỹ cùng hơn 16.000 địa điểm cửa hàng ở hơn 100 quốc gia và những vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Chi phí nhượng quyền thương hiệu Pizza Hut từ 300.000 – 2.200.000 USD.

nhượng quyền thương hiệu pizza

KFC

KFC nổi tiếng khắp toàn cầu nhờ vào sản phẩm gà rán. Hiện tại đang có mặt trên 118 quốc gia khác nhau. Chiếm 50% thị trường fast food trên thế giới với số lượng hơn 14.000 cửa hàng. Chi phí nhượng quyền thương hiệu cho KFC khoảng từ 1.300.000 – 2.500.000 USD.

nhượng quyền thương hiệu kfc

Lotteria

Vào năm 1998, Lotteria gia nhập tại thị trường Việt Nam và là đối thủ đáng gờm của KFC. Từ năm 2014, Lotteria đã bắt đầu nhượng quyền kinh doanh với chi phí nhượng quyền khoảng 250.000 USD.

nhượng quyền thương hiệu lotte

Kichi Kichi

Kichi Kichi là chuỗi nhà hàng chuyên về buffet lẩu tại Việt Nam, ra đời vào năm 2009, phục vụ theo hình thức băng chuyền hiện đại. Chỉ với một giá cố định, khách hàng được thưởng thức không hạn chế gần 100 sản phẩm. Chi phí nhượng quyền thương hiệu tối thiểu của Kichi Kichi là 300.000 USD.

Jollibee

Jollibee là tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất khu vực châu Á. Jollibee xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2005. Cho đến nay có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc. Chi phí nhượng quyền Jollibee từ khoảng 250.000 – 300.000 USD.

Burger King

Burger King gia nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2011. Chi phí nhượng quyền thương mại Burger King khoảng từ 50.000 – 300.000 USD và sẽ được Burger King cung cấp hơn 70 ngày khóa đào tạo.

nhượng quyền burger king

Domino’s Pizza

Sau Pizza Hut, Domino’s Pizza là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai tại Mỹ. Nhưng lớn nhất thế giới với khoảng 12.000 nhà hàng thành viên và nhượng quyền tại hơn 80 quốc gia khác nhau. Chi phí nhượng quyền tối thiểu là 250.000 USD.

Chúng ta vừa cùng giải đáp franchise là gì và những hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến. Nếu bạn có số vốn lớn trong tay, tại sao không thử sức với loại hình kinh doanh tiềm năng này? Và để là một thương hiệu nhượng quyền thành công như thế thì chất lượng sản phẩm bạn phải luôn luôn đặt hàng đầu.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về các bước nhượng quyền thương hiệu, các bạn có thể tham khảo tại đây

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here