Nói ngay, đó là bài học về sự rộng lượng, tính quảng đại. Nó dạy cho các nhà tiếp thị biết rằng để một thương hiệu thành công, thì thương hiệu ấy không nên có một cái tôi quá lớn, không nên quá ích kỹ.
Coke in lên lon tên của chúng ta đang tạo nên cơn sốt cho giới trẻ Việt Nam. Và nó làm cho tôi nhớ lại câu chuyện của mình.
Lần đó chúng tôi có đề xuất khách hành của mình cho phép người dùng được in lên sản phẩm. Nội dung in chính là những thành tựu, niềm tự hào nhất của họ trong một năm vừa qua.
Ý tưởng này không hề bị ảnh hưởng bởi Coca cola mặc dù việc in trên tên này đã xẩy ra trước thời điểm đó tại Úc. Ý tưởng này lấy cảm hứng từ việc sau một trận chung kết, người ta sẽ khắc trên người chiến thắng lên trên chiếc cúp. Chúng tôi muốn sản phẩm của khách hàng sẽ là chiếc cúp, ghi dấu vinh quang trong một năm đã qua. Và vì thế người ta sẽ giữ lại, chia sẻ và tự hào về nó.
Chúng tôi mong muốn khách hàng sẽ thật sự hào hứng với ý tưởng này. Nhưng cuối cùng chỉ là một câu nói hết sức lạnh lùng: “Chúng tôi không cho phép ai đó in hay làm bất cứ thứ gì lên sản phẩm của mình cả. Đó là quay tắc của công ty”. Cho đến mãi bây giờ, đây là điều tôi hối tiếc nhất, và càng tiếc hơn khi thấy Coke quá thành công.
Thương hiệu là của bạn, nhưng sản phẩm là của khách hàng. Khi khách hàng trả tiền cho bạn để mua sản phẩm, thì sản phẩm đó thuộc quyền sở hữa của khách hàng. Họ được làm bất cứ điều gì họ muốn.
Thương hiệu là của bạn, nhưng sản phẩm là của khách hàng.
Ai cấm người dùng vứt nó, bẻ nó, làm hỏng hóc nó. Bạn không thể cấm ai đó in hay làm bất cứ thứ gì lên sản phẩm của bạn khi mà bạn đã bán sản phẩm cho họ.
Xu hướng cá nhân hóa ngày càng phổ biến. In lên lon. In lên bao bì. Ấn lên thanh chocolate. Tất cả điều đó tạo ra được giá trị cho sản phẩm.
Hãy dẹp bỏ cái tôi của mình để mang thương hiệu và sản phẩm của mình gần hơn với người dùng.