Nội Dung Chính
Hôm nay hãy cùng Wikimarketing bàn về tư duy chiến lược nhé!
1. Chiến lược là gì?
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Chiến lược khác với chiến thuật. Chiến lược là khái niệm có nguồn gốc từ quân sự.
Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật, chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng.
Vậy một chiến lược như thế nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được vị thế như vậy trên thị trường? Một chiến lược kinh doanh phải có bốn yếu tố: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi. Bốn yếu tố này đòi hỏi một sự nhất quán và ăn khớp với nhau.
2. Tư duy là gì?
Chúng ta hiểu rằng tư duy là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao một cách khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, suy lý và phán đoán.
Đặc điểm của tư duy là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa để hình thành khái niệm, lý thuyết và hoạt động nhận thức sáng tạo. Có thể nói, trừu tượng hóa và khái quát hóa luôn song hành với nhau.
Xét ở một phương diện nào đó, hoạt động khái quát hóa chỉ xảy ra trong tư duy khi đã được tư duy trừu tượng riêng bởi từ sự trừu tượng hóa, tư duy mới có thể khái quát chung, cái bản chất, quy luật của các sự việc, hiện tượng. Từ đó, mang tới cho ta những tri thức về thế giới, xã hội một cách gián tiếp.
Nói chung, xét về bản tính, tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người hình thành nên tri thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó. Theo đó, nhận thức cảm tính và tư duy trừu tượng khác nhau về chất, bởi tư duy là quá trình phản ánh hiện thực khách quan.
Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất cũng chính là giữa tư duy và tồn tại. Nói chung, tư duy của não bộ vận hành với những kỹ năng học được có thể giúp trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển mà ở đó con người dùng suy nghĩ để xem xét những sự vật, hiện tượng.
3. Tư duy chiến lược là gì?
a) Định nghĩa
Tư duy chiến lược là khả năng xác định được các mục tiêu và ưu tiên quan trọng, từ đó có kế hoạch hành động đảm bảo nhất quán được với lợi ích và giá trị lâu dài của tổ chức.
Khi bạn nhìn xuống thế giới từ một chiếc trực thăng, bạn có thể thấy nhiều thứ hơn, rộng lớn hơn khi bạn ở trên mặt đất. Tư duy chiến lược cũng giống như bạn nhìn mọi thứ từ trên cao xuống. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, thành công bạn cần phải phát triển kỹ năng này.
Kế hoạch chiến lược là một quá trình giúp cho tầm nhìn tổ chức trở nên thực tế hơn bằng việc phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề và suy nghĩ có phê phán. Đây cũng là một kỹ năng giúp bạn đương đầu với những sự thay đổi, mưởng tượng các khả năng cùng với cơ hội có thể xảy ra.
Suy nghĩ chiến lược trong đó đòi hỏi bạn phải mưởng tượng kết quả muốn đạt được cho tổ chức và tập trung vào cách bạn có thể tiến tới tầm nhìn của bạn. Muốn phát triển tầm nhìn rõ ràng cho tổ chức cần có 5 tiêu chuẩn tập trung vào để có được kết quả lý tưởng.
b) Biểu hiện hành vi ở các mức độ
– Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Xác định được thứ tự ưu tiên các mục tiêu của tổ chức
- Định hình được hoặc có định hướng phát triển giá trị tổ chức
- Có khả năng truyền đạt được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của tổ chức tới nhiều đối tượng cá nhân
- Phát triển xây dựng được kế hoạch hành động phù hợp với mục đích và giá trị của tổ chức
- Dẫn dắt tổ chức đi theo chiến lược
– Mức độ 4 – Mức độ tốt
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Có khả năng truyền đạt được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của tổ chức tới nhiều đối tượng cá nhân
- Xác định được các cơ hội và nguy cơ có thể xảy đến tổ chức và có phương án hành động phù hợp với giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp
- Thường xuyên quan sát, đánh giá, tổng hợp và hành động dựa trên mối tương quan trong và ngoài doanh nghiệp
– Mức độ 3 – Mức độ khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Xây dựng được mục tiêu và các kế hoạch hành động cho đội/nhóm dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Điều phối được hoạt động của đội/nhóm phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp
- Đánh giá chính xác nguyên nhân, hệ quả của vấn đề đặt trong sự tương quan giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
– Mức độ 2 – Mức độ cơ bản
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Điều phối được hoạt động của đội/nhóm phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp
- Hình dung được hệ quả của vấn đề
– Mức độ 1 – Mức độ kém
Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Đặt ra được mục tiêu cá nhân phù hợp với chiến lược hành động của đội/nhóm và các giá trị của doanh nghiệp
c) Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Mô tả lại một lần bạn phát hiện và giải quyết một vấn đề ở quy mô công ty
- Bạn đặt ra mục tiêu dài hạn cho team như thế nào? Làm thế nào để bạn kiểm soát được team đang đi theo đúng mục tiêu đã đề ra?
- Mô tả lại một lần bạn thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu. Bạn giải quyết nó như thế nào?
- Bạn sẽ cân nhắc những yếu tố nào khi xây dựng kế hoạch hành động (ví dụ, để tăng doanh thu cho công ty)?
- Mô tả lại một lần bạn đã xây dựng một chiến lược hành động mới trong công việc.
- Doanh nghiệp của chúng tôi đang dự kiến ra mắt sản phẩm cho đối tượng khách hàng X. Bạn suy nghĩ thế nào về đề xuất này và có kế hoạch như thế nào trong việc định hình và đưa sản phẩm ra thị trường?
- Bạn làm cách nào để rèn luyện tư duy chiến lược cho mình và bằng cách nào bạn biết được rằng mình đang tiến bộ?
- Mô tả lại một quyết định mang tính chiến lược mà bạn từng đưa ra trước công ty, và bạn thông báo điều này tới công ty như thế nào.
d) Kỹ năng tư duy chiến lược
Có 5 điều kiện cần lưu ý trong kỹ năng tư duy chiến lược
Tổ chức: Tổ chức liên quan mật thiết với mọi người làm việc cùng với bạn, cấu trúc tổ chức cùng với những nguồn lực cần thiết cho hoạt động. Tổ chức của bạn nó như thế nào? Bạn cần phối hợp nhân lực, nguồn lực và cấu trúc lại như thế nào để có được kết quả lý tưởng?
Sự quan sát: Bằng việc tăng sức mạnh của việc quan sát mọi thứ, bạn sẽ bắt đầu nhận thức tốt hơn có thể động viên mọi người, cách giải quyết vấn đề hiệu quả và nhận thức cách bạn phân biệt các thay đổi.
Quan điểm: Quan điểm đơn giản là các cách nghĩ khác nhau trong mọi việc. Có 4 quan điểm trong tư duy chiến lược cần lưu ý khi thiết lập chiến lược đó là quan điểm môi trường, thị trường, dự án và đánh giá.
Sức mạnh định hướng: Có thể cho bạn biết kết quả lí tưởng khi kế hoạch thành sự thật. Tầm nhìn và nhiệm vụ cần phải thực hiện của tổ chức bạn là gì? Sức mạnh định hướng thường đặt nền tảng cho những điều bạn muốn mọi người tập trung vào.
Sức mạnh định hướng có thể bao gồm các sáng kiến cá nhân và tổ chức, sự tăng cường và gắn kết, các nhân tố chất lượng như tầm nhìn, giá trị, mục tiêu xác định, các nhân tố sản phẩm như nhiệm vụ hoặc chức năng, các nhân tố định lượng như kết quả hoặc kinh nghiệm và các nhân tố khác như sự cam kết, hành động kiên quyết, hiệu quả, sản lượng và giá trị.
Vị trí lý tưởng: Khi bạn đã xét xong 4 điều kiện trên của quy trình tư duy chiến lược, bạn có thể xác định vị trí lí tưởng của bạn.