Nội Dung Chính
Chiến lược kinh doanh: Để có thể khẳng định được vị thế trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp, công ty phải xây dựng chiến lược để thành công. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nó. Vậy chiến lược kinh doanh là gì? Tại sao nó lại có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay? Hãy cùng wikimarketing giải đáp các thắc mắc thông qua bài viết sau đây.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Kinh doanh là một hoạt động kinh tế, liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ liên tục và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu & mong muốn của con người.
Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài.
Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.
Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp định hướng hoạt động của mình thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng.
-
Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.
-
Giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.
-
Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp.
-
Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trả giá về đầu tư và nghiên cứu triển khai,… có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
-
Công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.
Các yếu tố không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh
- Mục tiêu: Đạt Tam Định (Định tính, Định lượng và Định thời) cũng như phải đủ cao để với và đủ gần để tới. Việc xác định mục tiêu hiệu quả sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển đúng hướng kế hoạch đề ra
- Tam đối (đối tượng mục tiêu; đối tác và đối thủ): Cần phải xác định, tìm hiểu rõ ba loại đối tượng này thông qua nhiều phương diện khác nhau để dựa vào đó có chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Nguồn lực và hiện trạng: Xác định được với nguồn lực đang có hiện nay có đáp ứng được kế hoạch mà mình sắp thực hiện không. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Môi trường hoạt động và kinh doanh: Môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành chiến lược kinh doanh của bạn. Xem xét rằng và dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai, môi trường nào là phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
- Thời gian và thời hạn: Đặt ra thời gian và thời hạn như là một cách để đưa kế hoạch kinh doanh của mình đi đúng hướng và hoàn thành đúng như dự định. Chiến lược dù lớn hay nhỏ, cho cá nhân, phòng ban, hay tổ chức đều phải xác định rõ thời gian và thời hạn.
Dưới đây là các thông tin liên quan về chiến lược kinh doanh mà wikimarketing đã chia sẻ cho bạn. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc, hãy bình luận bên dưới để chúng ta trao đổi nhé!