Nội Dung Chính
Thông tin rất thú vị được cung cấp bởi Benjamin Grosser, chuyên gia nghiên cứu phần mềm và các tác dụng của phần mềm lên đời sống con người.
Một “like” trên facebook là một điều thú vị. Bạn nhận được tín hiệu màu đỏ nhấp nháy ở biểu tượng thông báo và bạn sẽ thấy góc nhỏ bên trái, phía dưới màn hình. Điều này mô tả sự thích thú của người khác dành cho bài viết. Bạn nhận được cảm giác ấm áp, thoáng qua chút tự hào. Có người thích bài viết của bạn. Ồ, bài viết của bạn. Bạn đang thưởng thức nó. Bạn chắc hẳn muốn nhiều người thích hơn. Bạn chờ đợi điều đó.
Để giữ cho 1,3 tỷ người sử dụng trên thế giới nhấp vào, đăng bài (và theo dõi), facebook phân tán các con số ở khắp mọi nơi. Trong khi thu thập nhiều số liệu mà người dùng không bao giờ nhìn thấy, Facebook cũng đồng thời cho người dùng nhìn thấy, liên kết với nhiều người khác nữa. Facebook sẽ cho bạn biết số lượng bạn bè mà bạn có, số lượng “like” bạn nhận được, số lượng tin nhắn, và thậm chí đề xuất cho bạn những mục được đăng tải gần nhất trên bảng tin tức.
Để giữ bạn luôn muốn nhấp vào, đăng tải và theo dõi, facebook sử dụng các con số nằm rải rác ở khắp mọi nơi. Những con số này, Ben Grosser cho rằng nó trực tiếp ảnh hưởng tới hành vi người dùng, và chính là nguyên nhân sâu xa của chứng nghiện facebook. Từ tháng 10 năm 2012, Ben Grosser bắt đầu mục tiêu tìm hiểu chính xác những gì facebook đã làm cho hàng triệu người sử dụng bị phụ thuộc vào họ.
Tại sao tôi quan tâm nhiều đến con số như vậy?
“Có những khi tôi chỉ tập trung vào những con số hơn là nội dung chính của nó” – Ben Grosser nhớ lại “Tôi quan tâm nhiều tới việc tôi có bao nhiêu “likes” hơn là người nào thích nó. Tôi nhận ra mỗi khi tôi vào facebook là tôi để ý tới những con số. Tại sao tôi lại quan tâm tới điều đó và tại sao tôi lại quan tâm nhiều như vậy?”.
Để trả lời, Ben Grosser đã xây dựng phần trình duyệt mở rộng được gọi là “the facebook demetricator”, theo đó, khi cài đặt và kích hoạt phần trình duyệt này, facebook sẽ bị giấu đi tất cả các số. Thay vì nhìn thấy chút màu đỏ hiển thị số lượng trong phần thông báo bạn có, bạn chỉ muốn nhìn thấy màu xanh đơn giản nhẹ nhàng. Thay vì nhìn thấy số lượng người thích bài viết của bạn, thì bạn sẽ chỉ thấy “những người thích điều này”.
Kể từ khi phát hành phần trình duyệt mở rộng 2 năm trước đây, hơn 5.000 người dùng đã áp dụng công cụ này. Nhiều người trong số đó đã gửi phản hồi về cho Grosser biết công cụ đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết của họ về facebook ra sao. Grosser đã sử dụng những quan sát của họ để viết một bài thu hoạch về tác động của số liệu. Bài viết này được đăng vào Thứ hai trong tạp chí “Văn hóa Máy Tính” (The Computational Culture)
Những phát hiện của ông đang “mở mắt” cho nhiều người. Chắc chắn, nghiện facebook là một “căn bệnh” liên quan tới mạng xã hội lâu đời nhất, nhưng công cụ Grosser cho phép người dùng trải nghiệm một dạng facebook không bị áp lực. Trải nghiệm từ phần mềm này đã chứng minh rằng các con số ở facebook thay đổi hành vi người dùng bằng cách khuyến khích sự cạnh tranh (càng nhiều likes càng tốt), các thao tác mang tính cảm xúc (xóa bỏ bài đăng khi không có đủ “likes” mong muốn), phản ứng (thích những bài viết gần đây hơn là những bài cũ) và tâm lý đám đông (thích vì những người khác cũng thích). ..
Nói một cách đơn giản thì các con số khuyến khích người dùng cảm thấy bắt buộc phải muốn có những con số nhiều hơn nữa. Ví dụ, để tiện lợi, hoặc khuyến khích người dùng, Faceboook đặt một số dấu hiệu cho bạn bè trong danh sách có thể nhìn thấy. Ví như ở nút kết bạn (add friend) thì ngay bên cạnh nó là số +1 nhỏ, thậm chí nếu người dùng không nhận ra việc đó, thì con số cũng khuyến khích họ kết nối nhiều hơn bởi vì họ nhận ra rằng thêm bạn là một hành động tích cực. Điều đó dẫn tới một nhu cầu tổng thể và tự nhiên để biết thêm về facebook.
Càng cạnh tranh thì con số càng là vấn đề. Facebook sáng tạo ra một vòng luẩn quẩn mà cuối cùng thì tạo ra thứ mà Grosser gọi là “graphotiocon” nơi mà nhiều người xem được nhiều người. Khi bạn đăng nhập vào facebook, bạn xem bài viết của người khác có bao nhiêu lượt thích (likes) và bỗng dưng bạn cũng cảm thấy nhiều lượt thích nghĩa là bài viết đó hay. Những người sử dụng facebook góp phần tạo ra dạng dữ liệu gây áp lực, khiến cho người khác cũng sẽ làm như vậy.
Đó là lý do vì sao nhiều người sử dụng công cụ Demetricator Grosser đã nhận ra họ rất khó khăn để lờ đi những con số ẩn. “Mọi người nhận ra rằng ngay khi những con số bị ẩn đi, họ cũng đã muốn sử dụng chúng để quyết định xem có bấm nút thích một cái gì đó không”. Họ nói rằng: “Rôi nghĩ là tôi không biết phải làm gì mà không có các số liệu”. Và do đó, một số người dùng Demetricator đã hoàn toàn từ chối công cụ này vì họ nhận ra nó đi ngược lại với lợi ích của việc sử dụng facebook như ban đầu.
Không có con số – không có sự hấp dẫn ở facebook
Grosser nói trong bài thu hoạch của mình: “Rất nhiều người đã phản ứng là tại sao tôi phải muốn giấu đi những con số? Trong khi những con số chính là toàn bộ những gì họ thích thú? Họ thực sự thích điều đó”.
Thực tế, không chỉ là facebook, nơi mà người dùng có điều kiện để đánh giá cao về những thông báo và lượt thích, trên instagram, hastag #100 likes, mỗi bức ảnh có thể đạt tới 100 lượt thích nghĩa là đó là dấu hiệu của một bức ảnh đẹp, thành công. Đây là dấu hiệu của sự thành công được sử dụng chủ yếu trong giới trẻ cạnh tranh để gia nhập Câu Lạc Bộ 100. Twitter nổi bật với việc đặt số người theo dõi ở ngay trên cùng trang hồ sơ cá nhân của người dùng và theo dõi số lượt thích của bạn. Ngay cả ello, dù đã hứa sẽ không liên quan tới quảng cáo, cũng hiển thị dấu thời gian và số lần xem.
Không phải tất cả những người dùng Demetricator đều nhận ra sự thiếu đi những con số là vô vị. Thay vào đó, họ tiếp tục sử dụng công cụ này và phát hiện ra rằng “điều thú vị là cảm xúc của họ đang được phục hồi như thế nào”– Grosser nói – “không có những con số thì không còn áp lực nữa”.
Dể dàng nhận thấy, ảnh hưởng của Demetricator là rõ ràng: Các con số thể hiện sự khác biệt trong cách thức mọi người sử dụng facebook và nó thường gây ảnh hưởng tới hành vi của họ. Tuy nhiên, Grosser cho rằng không nhất thiết đó là điều xấu. “Dự án của tôi chỉ thực hiện như một thí nghiệm nhắc nhở người sử dụng facebook suy nghĩ về lý do tại sao những con số lại quan trọng đến vậy. Tôi cho rằng vấn đề là chúng ta không biết thật ra những likes đó nghĩa là gì mà chúng ta chỉ tập trung vào việc muốn có thật nhiều likes hơn nữa”.