Hàng Nike bán chạy, nhưng đây lại là tin xấu cho các đại lý của Nike

0
798

Tình hình kinh doanh của hãng sản xuất đồ thể thao lớn thế giới là Nike đang bùng nổ nhưng các cửa hàng bán đồ thể thao lại không hề cảm thấy vui vẻ.

Tại sao lại như vậy? Hiện tập đoàn Nike đang đẩy mạnh việc bán lẻ trực tiếp đến khách hàng thông qua đại lý và điều này làm gia tăng áp lực lên những cửa hàng kinh doanh đồ thể thao.

Những công ty bán lẻ đồ thể thao hiện đang gặp khó khăn với xu thế mua hàng trực tuyến thì nay lại phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh trực tiếp từ các nhà sản xuất như Nike.

Những số liệu gần đây cho thấy doanh số bán hàng trực tuyến qua trang chủ Nike.com đã tăng 50% tính đến ngày 30/11/2015, trong khi doanh số bán lẻ trực tiếp tại các đại lý cũng tăng 26%.

Rõ ràng nỗ lực của công ty đã khiến tăng trưởng doanh số bán lẻ cao hơn cả bán buôn. Nike cũng dự đoán mảng kinh doanh bán lẻ chiếm 1/5 tổng doanh thu sẽ tăng trưởng gấp đôi lên 16 tỷ USD, tương đương 1/3 tổng doanh thu của hãng vào năm 2020.

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sản phẩm trực tiếp từ các website chính thức của các thương hiệu thể thao. Chỉ có những sản phẩm không thực sự quan trọng hoặc khó đặt hàng thì người tiêu dùng mới đến các cửa hàng bán đồ thể thao tại Mỹ.

Nhiều chuyên gia cho rằng đồ thể thao hiện nay đã không còn chỉ là sản phẩm dành cho giới chơi thể thao nữa mà đã trở thành một dòng thời trang riêng.

Kết quả là các “tín đồ thời trang” sẽ lựa chọn mua của chính hãng hơn là tại các cửa hàng bán lẻ. Trước xu thế này, nếu các cửa hàng không thay đổi để thích nghi thì họ sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.

Trước những động thái thúc đẩy bán lẻ của Nike, nhiều công ty sản xuất đồ thể thao như Brooks hay Saucony cũng đang học tập theo.

Quy trình đặt hàng bán buôn đồ thể thao đang khiến nhiều cửa hàng bán lẻ gặp bất lợi. Thông thường, các cửa hàng này đặt trước 6 tháng đối với nhà sản xuất như Nike, nhưng thị hiếu người tiêu dùng và mẫu mã sản phẩm thay đổi vô cùng nhanh chóng trong khi chi phí để đổi đơn đặt hàng là khá cao.

Chỉ những chuỗi cửa hàng bán đồ thể thao lớn như Foot Locker mới đủ khả năng đặt hàng và vận chuyển trực tiếp ngay lập tức từ Nike hay những đại lý của công ty này.

Một nguyên nhân nữa khiến các cửa hàng bán đồ thể thao gặp khó là tình hình chậm trễ giao hàng của Nike. Nhiều cửa hàng bán lẻ tại Mỹ cho biết độ trễ giao hàng của Nike thường từ vài tuần cho đến vài tháng. Thậm chí một số đơn hàng không bao giờ được giao theo hợp đồng.

Việc không thể giao hàng đúng hẹn của Nike phần lớn là do những nguyên nhân khách quan và điều này khiến lượng hàng tồn kho của hãng tăng nhanh. Số liệu thống kê vài quý gần đây cho thấy lượng hàng tồn kho của Nike đã tăng 11%, trong đó chủ yếu đến từ mảng sản phẩm bán buôn.

Các giám đốc điều hành của Nike cho biết việc tăng cường bán lẻ là một trong những biện pháp nhằm giảm lượng hàng tồn kho của hãng. Hiện chưa biết tuyên bố này có đúng hay không nhưng chắc chắn nhiều cửa hàng không tin vào lý do này.

Tập đoàn Nike hiện đang kiểm soát khoảng 60% thị phần Mỹ trong ngành đồ thể thao. Với sự thị phần lớn như vậy, nhiều chuyên gia đặt nghi vấn việc Nike tăng trưởng sẽ khiến nhiều cửa hàng bán lẻ tại Mỹ bị thiệt hại nặng.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here