Thiếu thương hiệu, sản phẩm bất lợi về giá

0
579

Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn nhưng lại không có thương hiệu, dẫn tới giá trị gia tăng mang lại thấp và không xứng đáng với tiềm năng.

Ông Micheal H.Nguyen, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Masan Group đã đưa ra nhận định như vậy trong buổi lễ công bố Brand Finance Top 50 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam.

Việt Nam tự hào là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về nguyên liệu cà phê, song ông Micheal đặt câu hỏi: Ai là người hưởng lợi và tạo ra giá trị này?

Dẫn chứng, ví dụ 1 kg cà phê thô Việt Nam bán được 2 USD, nhưng khi Starbucks mua về và xử lý, dán nhãn mác của thương hiệu này vào, thì tạo ra lợi nhuận đến hơn 100 lần, lên tới 200 USD.

“Trong mỗi kg cà phê, trong khi Việt Nam chỉ thu được 10% chuỗi cà phê. Lẽ ra Việt Nam có thể tạo ra giá trị thương hiệu nhiều hơn thế” – ông Micheal nói.

Hoặc với thương hiệu giày Nike, theo tính toán được ông Micheal đưa ra, nếu như Trung Quốc là nơi cung cấp nguyên liệu, và thu về 5% lơi nhuận, thì ở Việt Nam có nhân công cũng thu về khoảng 5% lợi nhuận trên mỗi đôi giày.

Trong khi đó, các nhà bán lẻ thu về 45% và Nike thu về 45%. Như vậy, phần lớn lợi nhuận ở nước Mỹ, trong khi Việt Nam là nơi sản xuất, gia công sản phẩm, làm vất vả hơn nhưng thu về thấp hơn rất nhiều.

“Người Việt Nam phải làm ra 160 đôi giày thì mới chỉ đủ tiền mua 1 đôi Nike trong khi ở Mỹ thì chỉ 5 đôi thôi. Việt Nam đang bỏ qua cơ hội bỏ qua tiềm năng của mình. Nằm trong ba từ thương hiệu mạnh, lợi nhuận của nhà sản xuất, sức mua hàng” – ông Micheal nói.

Theo vị lãnh đạo của Masan, Việt Nam có lợi thế như nguồn tài nguyên thiên nhiên, 90 triệu dân và nguồn tài chính đang tăng lên. Nếu theo tính toán với mức độ và trình độ như các nước ASEAN, nguồn lực hiện tại có thể giúp Việt Nam có GDP tiềm năng là 640 tỷ USD, nhưng vẫn còn xa để đạt được.

“Cũng bởi, nếu tính tất cả các nguồn tài nguyên của ta như mỏ quặng, dầu khí thì đó cũng không phải là con số cao so với các nước ASEAN. Lợi nhuận xuất khẩu thì cứ 1 USD xuất khẩu ra Việt Nam chỉ thu về 10 cent, nhỏ hơn thế giới. Nguồn tài chính cũng nằm dưới chuẩn chung bình của ASEAN” – ông Micheal đánh giá.

Nhìn từ câu chuyện của Masan, ông Micheal cho biết khi đầu tư tại Việt Nam năm 2000 thì Masan chưa có tên trong danh sách thương hiệu ở Việt Nam. Có tới 95% sản phẩm xuất khẩu của Masan không có thương hiệu. Thế nhưng, với định hướng sản phẩm tốt, sản phẩm thực sự mang lại giá trị, nhìn nhận mô hình kinh doanh là B2C từ Doanh nghiệp đến người tiêu dùng đã giúp doanh nghiệp này thành công.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here