Vị thuyền trưởng cuối cùng trên con tàu đắm BlackBerry

0
629

John Chen đến khi công ty bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng, và cũng chính ông là người đặt dấu chấm hết cho mảng phần cứng di động của BlackBerry.

Khi John Chen trở thành giám đốc điều hành BlackBerry năm 2013, một trong những hành động đầu tiên của ông là tịch thu chiếc điện thoại Samsung của vợ.

“Đôi khi chúng tôi đi cùng nhau tới những bữa tiệc, lúc bà ấy móc chiếc điện thoại Samsung ra, mọi người đều nhìn tôi và cười”, Chen nói với tờ Financial Times. “Vì vậy, tôi đã bắt vợ mình phải xài một chiếc BlackBerry”.

Tuần này, ông Chen cuối cùng phải thừa nhận vợ mình đã đúng, sau khi BlackBerry tuyên bố ngừng kinh doanh mảng điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, người dùng ở một số quốc gia vẫn có thể mua smartphone thương hiệu BlackBerry. Những mẫu điện thoại này sẽ được sản xuất, thiết kế cũng như tiếp thị bởi công ty bên thứ ba mà Dâu đen nhượng quyền.

Ông Chen đã công bố thỏa thuận như thế trong tuần này với một nhóm tại Indonesia, đồng thời cho biết BlackBerry cũng sẽ trao đổi với các bên tại Trung Quốc, Ấn Độ.

Tuy nhiên, những dân nghiện “CrackBerry” (các tay hacker yêu thích việc đột nhập phần mềm BlackBerry) tại châu Âu và Mỹ hãy bắt đầu từ bỏ thói quen yêu thích của mình.

Hãng điện thoại Canada quyết định chấm dứt kinh doanh mảng phần cứng di động, sau khi hàng loạt những cố gắng khôi phục dòng sản phẩm đình đám thế giới một thời này bị thất bại.

Vào thời điểm đỉnh cao năm 2008, một mình BlackBerry đã chiếm đến một phần năm doanh số smartphone toàn cầu. Bàn phím QWERTY của hãng trở thành biểu tượng không thể thiếu đối với những thanh niên ưa thích nhắn tin thời bấy giờ.

Nhưng khi cơn gió thời thế đổi chiều, BlackBerry đón chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Apple và Samsung, và cho đến bây giờ, doanh thu của hãng chỉ còn 0,1% trên thị trường di động, theo Gartner.

Không may cho Chen, ông đến BlackBerry ngay thời điểm khủng hoảng của công ty này. Chen ngay lập tức cắt giảm 4.500 nhân sự như nỗ lực cố gắng giảm thiệt hại cho công ty.

Chen tung ra hàng loạt mẫu smartphone, từ cao cấp và có hình dáng kỳ lạ như Passport cho đến các thiết bị rẻ hơn nhắm vào thị trường mới nổi.

Tất cả đều có doanh số bán thảm hại.

So với những sự kiện công nghệ như Apple ra mắt iPhone, các buổi giới thiệu sản phẩm BlackBerry mới của John Chen thường rất buồn tẻ, cứng nhắc với người dẫn dắt đóng cứng trong bộ vest.

Cựu CEO của Sybase, công ty phần mềm mà Chen đã bán cho SAP năm 2010 với giá khoảng 5,8 tỷ USD, hiện chỉ dám đặt tương lai công ty trên các ngành công nghiệp mà ông hiểu rõ nhất.

Trong những năm gần đây, Chen cố gắng xây dựng BlackBerry thành công ty chuyên về lĩnh vực phần mềm và dịch vụ, cung ứng sản phẩm bảo mật cho các công ty, tập đoàn lớn lẫn cơ quan nhà nước.

Ông thực hiện hàng loạt vụ thu mua các nhóm công nghệ nhỏ như Good Technologies, công ty chuyên cung cấp bảo mật di động, và AtHoc, công ty giúp xây dựng hệ thống cảnh báo khẩn cấp cho các chính phủ.

Đó là những bước đi nhằm hiện thực tham vọng của John Chen, biến BlackBerry thành tập đoàn phần mềm doanh nghiệp hàng đầu.

Mặc dù doanh số phần mềm đã tăng lên 156 triệu USD quý gần đây từ 74 triệu USD cùng kỳ năm trước, BlackBerry vẫn thu được lợi nhuận từ phần cứng và lệ phí mà người dùng BlackBerry trung thành phải trả.

Doanh thu từ nguồn không thuộc phần mềm chiếm gần 200 triệu USD trong quý II vừa qua của công ty.

Nhà phân tích Maynard Um từ Wells Fargo nhận định: “BlackBerry đã đúng khi ngừng kinh doanh phần cứng di động. Điều này sẽ giúp họ trở thành công ty phần mềm hàng đầu”.

Nhưng dù tham vọng của Chen có thành công hay không, các thiết bị với logo Dâu đen lừng lẫy một thời đang dần biến mất trên thị trường lẫn đời sống hàng ngày.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here