Bí quyết đối mặt với rủi ro của tỷ phú Jeff Bezos

0
782

Nhà sáng lập của Amazon đã tư duy như thế nào để trở thành người giàu thứ nhì thế giới?

Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn thương mại điện tử không lồ Amazon, từng trả lời phỏng vấn như thế này:

“Tôi muốn tưởng tượng bản thân mình năm 80 tuổi và nói rằng ‘Nhìn lại cuộc đời mình, tôi muốn giảm thiểu tối đa những điều phải hối tiếc’. Và tôi biết rằng khi tôi 80 tuổi, tôi sẽ không phải hối tiếc đã làm việc mình đang làm. Tôi sẽ không hối tiếc khi mở ra một công ty kinh doanh trên Internet. Tôi biết rằng, dù cho có thất bại, tôi vẫn sẽ không ân hận vì điều này. Tôi biết rằng điều có thể gây hối tiếc nhiều nhất là tôi đã không dám làm điều mình muốn. Điều đó sẽ ám ảnh tôi cả đời.”

Bezos đã biến việc sống chung với thất bại thành một phần trong văn hóa kinh doanh của Amazon. Vị tỷ phú giàu thứ nhì thế giới này từng phát biểu với phóng viên của Business Insider rằng: “Giả sử rằng 10 lần cố gắng thì có 9 lần bạn sẽ thất bại. Nhưng rồi sẽ có lúc bạn giành được một chiến thắng vang dội, bằng 1.000 lần thành công của những người bình thường. Khi đó, chỉ cần 10% cơ hội là quá đủ để đặt cược.”

Bezos không phải là người duy nhất thành công với cách tư duy này. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, chuyên gia đào tạo doanh nhân Tony Robbins cho biết bất cứ khi nào ông do dự về điều gì đó đáng sợ, ông sẽ tưởng tượng mình ở tuổi 85, ngồi dựa lưng vào ghế và nhìn lại những thăng trầm trong cuộc đời. Tại thời điểm đó, Tony sẽ tự hỏi: “Điều gì sẽ khiến mình hối hận hơn, thử làm điều đáng sợ đó, hay là chạy trốn khỏi nó?”.

Tóm lại, bạn nên tự hỏi bản thân điều gì khiến mình hối tiếc nhiều hơn: chấp nhận rủi ro, hay là bỏ qua. Trong một số trường hợp, câu trả lời đúng vẫn sẽ là “Bỏ qua”. Nhưng nếu chấp nhận rủi ro và kết quả không được như ý muốn, thì cũng chả có gì để phải ân hận nữa.

Tác giả Jenny Blake chia sẻ trong quyển sách “Pivot”: “Nếu bạn đã trải qua thất bại, hãy soi xét lại thật kỹ hậu quả, để hiểu được đâu là tiềm lực của mình và những bài học cần rút ra. Khi bạn biết học hỏi từ thất bại, nó sẽ có thể trở thành hạt giống của một thành công mới”.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here