Tại sao không thể “hạ gục” được các ông lớn công nghệ như Facebook và Google?

0
789

Facebook, Google hay Amazon đang độc quyền chiếm lĩnh thị trường bằng việc đầu tư vào công nghệ. Việc độc quyền này có nên chấm dứt không khi mà các dịch vụ như y tế, tài chính, giáo dục đang cần được đầu tư hơn?

Google vừa mới thông báo rằng bắt đầu từ năm sau, trình duyệt Google Chrome sẽ chặn các video tự động phát ra tiếng trừ khi người dùng có sự quan tâm đến chúng. Một thông tin nghe rất tuyệt vời vì hầu hết người dùng đều thấy khó chịu với những video quảng cáo tự động phát ra tiếng.

Tuy nhiên, cách làm này thể hiện một điều rằng các “ông lớn” như Google đang dần thâu tóm thị trường công nghệ. Bước đầu tiên chính là nhúng tay vào các trình duyệt web để điều chỉnh môi trường kinh doanh của các hãng khác trong việc chạy quảng cáo, bản tin và video về không gian.

Trong những năm gần đây, ngoài Google, “ông hoàng mạng xã hội” Facebook cũng đã có những việc làm tương tự khiến cho các công ty truyền thông khó kiếm lợi nhuận hơn. Như bắt đầu can thiệp để chặn các video hiện lên trình duyệt của người dùng, làm giảm khả năng kinh doanh cũng như việc chạy video để gây ấn tượng từ các công ty khác.

Mặc dù tất cả mọi người đều ghét các đoạn video tự động phát trên trình duyệt nên động thái “xấu: của Google có thể coi là làm hài lòng người tiêu dùng. Thế nhưng, sau khi đã chặn các hình thức quảng cáo rồi, các “người hùng” công nghệ lại bắt đầu tung ra các chiêu trò tương tự nhằm tiếp thị hình ảnh cho chính mình.

Cụ thể như Facebook có Instant Articles – tính năng đọc báo nhanh ngay trên app Facebook của iPhone, cho phép người dùng đọc báo có tương tác với tốc độ nhanh hơn 10 lần so với dùng trình duyệt web bình thường. Ngoài ra, các bài viết của Instant Articles gần như được tích hợp hẳn vào trong app Facebook và hiển thị tức thì, kèm theo đó là những chức năng tương tác với các nội dung có trong bài viết đó.

Google thì có Amp – là trang tăng tốc cho thiết bị di động, giúp quá trình trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động nhanh đến mức “ngay lập tức” khi bạn click vào một kết quả trên công cụ tìm kiếm. Thêm nữa, khi bạn click vào kết quả tìm kiếm này, thanh URL sẽ có địa chỉ Google thay vì hiển thị địa chỉ của trang web gốc khác.

Và các tiện ích này ngày càng được người dùng sử dụng phổ biến hơn mà không biết rằng hành động này đang gián tiếp mang lại lợi nhuận cho Google và Facebook.

Tương tự như trường hợp của Amazon – nhà bán lẻ online gần như giữ ở vị thế độc quyền. “Ông trùm bán lẻ” này hầu như không quan tâm đến lợi nhuận khi cung cấp sản phẩm có giá thấp với dịch vụ giao hàng nhanh thần tốc đến người tiêu dùng. Theo lý thuyết, Amazon hoàn toàn có thể loại bớt các đối thủ của mình bằng cách hạ giá thành sản phẩm, sau khi chiếm được độc quyền rồi bắt đầu tăng giá. Nhưng họ đã là công ty gần như không lợi nhuận trong 20 năm nay, mục tiêu chính chỉ là mở rộng dịch vụ của mình để thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng.

Vì thế các nhà cạnh tranh khác đã đâm đơn khiếu nại rằng “Amazon đang là kẻ ăn thịt” các đối thủ khác khi cố gắng phô trường thanh thế trên tất cả các lĩnh vực. Ví dụ như việc Amazon nỗ lực nhằm kiểm soát một số tên miền cấp cao nhất như .book, .author và .read đã bị Hiệp hội các nhà xuất bản sách Mỹ lên tiếng phản đối. Họ cho rằng việc cố gắng thâu tóm các tên miền nói trên của Amazon sẽ làm giảm tính cạnh tranh của thị trường.

Nếu chính sách độc quyền được đưa kiềm chế các ông lớn “Big Tech” như Google, Facebook hay Amazon thì thị trường sẽ được cân bằng hơn, mọi rủi ro đối với các hãng khác sẽ giảm đi. Song có một hạn chế là các vấn đề liên quan đến lợi ích cũng như tiện lợi của người dùng sẽ không giải quyết được.

Điều này đặc biệt đúng bởi vì ngoại trừ Google ra thì các ông lớn khác không đáp ứng được rộng rãi những nhu cầu mà người tiêu dùng muốn. Vì thế, một chính sách mới sẽ phải được đưa ra để nhằm hạn chế sự phát triển của các nhà công nghệ lớn này trong một vài lĩnh vực.

Trong thời đại phát triển như hiện nay, có thể chúng ta đang đặt quá nhiều quan tâm đến công nghệ và tiêu tốn quá nhiều thời gian vào mạng xã hội cũng như mua sắm trực tuyến. Một câu hỏi đặt ra là tại sao không ứng dụng công nghệ và lợi dụng các ông lớn này để phát triển một số ngành công nghiệp khác ? Cụ thể như các bệnh viện và công ty dược phẩm nên được đặt lên hàng đầu, ứng cử viên tiếp theo là các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và hãng hàng không (mà một trong số đó đã bị phá sản một vài năm trước đây).

Các ngành công nghiệp này phần lớn được cung cấp bởi các dịch vụ được coi là kém và giá trị đồng tiền thấp – không giống như Google và Facebook và Amazon, cung cấp những sản phẩm liên tục được cải tiến và giá lại rẻ hoặc miễn phí cho người tiêu dùng.

Thật dễ dàng để nói rằng các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các hãng hàng không đang bó tay và chính phủ có thể làm gì để khắc phục điều đó. Tuy nhiên để khắc phục vấn đề này không thể sử dụng mạng xã hội như Facebook – một công nghệ quá phổ biến và hầu như miễn phí.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here