Facebook đối mặt với ‘thảm kịch tài nguyên chung’

0
754

Vô tình trợ giúp nỗ lực từ nước Nga phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cho đến bị lợi dụng bởi các thành phần cực đoan và những kẻ đăng tải hình ảnh khiêu dâm, các mạng xã hội như Facebook, YouTube thường xuyên gặp rắc rối.

Mới nhất là sự kiện YouTube thất bại trong việc ngăn chặn video về trẻ em bị những kẻ ấu dâm bình luận, đồng thời để quảng cáo xuất hiện trong các video này. Chỉ vài tháng sau khi nền tảng video của Alphabet đối mặt với làn sóng tẩy chay quảng cáo trong các video cực đoan và nhận lỗi một cách khiêm nhường, các công ty như Diageo và Mars rút quảng cáo khỏi YouTube.

Mỗi scandal đặt ra những yêu cầu mới cho các mạng xã hội. Các mạng lưới này cần được xem như những nhà xuất bản, chịu trách nhiệm với mọi thứ xuất hiện dưới tên thương hiệu của họ. Mỗi scandal buộc mạng xã hội thắt thắt chặt hơn nữa các tiêu chuẩn cộng đồng và thuê thêm nhiều nhân viên kiểm tra nội dung. Năm sau, Facebook có ý định thuê 20.000 người để “vận hành cộng đồng” – bộ phận kiểm duyệt của Facebook.

Các ấn phẩm xuất bản mất nhiều quảng cáo vào tay các ông lớn trên Internet. Do đó nhà xuất bản mong muốn mạng xã hội có trách nhiệm tương đương. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa ổn. Facebook không chỉ là một tờ báo với 2,1 tỷ độc giả. Nền tảng này không giúp các tờ báo hay nhà xuất bản được miễn trách nhiệm, mà ngược lại, Facebook đem đến cho họ thêm nhiều gánh nặng.

Cách tốt hơn để tìm ra giải pháp cho quảng cáo chính trị của Nga, video cực đoan, tin tức giả và tất cả các thứ khác là coi chúng như tác nhân gây ô nhiễm nguồn tài nguyên chung, mặc dù có những thứ thuộc sở hữu cá nhân. Thuật ngữ để chỉ những tác nhân ô nhiễm đó là thảm kịch tài nguyên chung. Hệ sinh thái mở được chia sẻ công khai bởi gần như toàn bộ cộng đồng có xu hướng bị phá hoại.

Garrett Hardin, nhà sinh thái học và triết học người Mỹ, đã đúc kết thuật ngữ này vào năm 1968. Ông cảnh báo rằng “logic vốn có về tài nguyên chung tạo ra thảm kịch một cách không hối tiếc”, ông còn nói thêm một cách u sầu “sự đổ nát là điểm đến của tất cả những kẻ bon chen, mỗi người theo đuổi mối quan tâm riêng của họ trong một xã hội tin vào quyền tự do sử dụng tài nguyên chung”.

Ví dụ quan trọng nhất là việc sử dụng quá mức đất công, khi số lượng nông dân và người chăn cừu tìm kiếm nguồn tài nguyên miễn phí để cung cấp thức ăn cho động vật ngày càng tăng. Ông cũng nêu ra các công ty thay vì dọn sách rác thải của chính họ, lại gây ô nhiễm môi trường bằng nước thải, chất hóa học và các loại rác. Lý thuyết kì vọng hợp lý dẫn đến việc tài nguyên chung trở nên cằn cỗi hoặc bẩn thỉu.

Ở đây ẩn chứa mối đe dọa cho các mạng xã hội. Chúng được xây dựng như tài nguyên chung, cung cấp quyền truy cập mở cho hàng trăm triệu người. Mọi người xuất bản “nội dung người dùng tự tạo” và chia sẻ hình ảnh với những người khác. Vì vậy, điều này tạo ra một hiệu ứng mạng lưới: mọi người cần sử dụng Facebook hoặc các mạng xã hội khác để giao tiếp.

Nhưng chúng cũng thu hút kẻ xấu, các cá nhân và tổ chức lợi dụng tài nguyên chung vì tiền bạc hoặc các động cơ sai trái. Đây là những kẻ gây ô nhiễm tài nguyên số và khi họ trở thành những kẻ sử dụng quá mức, họ chịu những lỗi nhẹ nhàng hơn như hét quá to để gây sự chú ý hoặc tấn công người khác.

Hardin đã nhấn mạnh rằng điều này là không thể tránh khỏi. Tài nguyên số công cộng nuôi dưỡng những lợi ích chung tốt hơn cả một nhà xuất bản kiểu truyền thống. Thực tế, YouTube là nền tảng mở và miễn phí, cho phép tất cả các hình thức sáng tạo nảy nở theo cách mà ngành công nghiệp giải trí không cho phép. Bi kịch ở chỗ nó cũng trao quyền cho những kẻ đăng tải hình ảnh khiêu dâm và tuyên truyền khủng bố.

Vì vậy, khi Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook, lên án bên sản xuất tin vịt của Nga rằng “việc họ làm là sai và chúng tôi không ủng hộ điều đó”, điều này giống vị cảnh sát trưởng trong bộ phim Casablanca tuyên bố ông bị sốc khi biết được cờ bạc đang diễn ra trong sòng bạc. Nhiệm vụ “kết nối mọi người thành cộng đồng toàn cầu” của Zuckerberg thật đáng khen ngợi những cũng mang đến nhiều rắc rối.

Hardin là một người bi quan về tài nguyên chung, ông lập luận rằng không có giải pháp công nghệ nào có thể giải quyết vấn đề này và phương thuốc duy nhất là “áp bức chung, đồng thuận chung bởi đa số”. Giải pháp tương đương cho Facebook, Twitter và YouTube là trở nên giống một đơn vị xuất bản, ban hành các điều luật chặt chẽ truy cập và các hành vi, thay vì trạng thái mở như hiện nay.

Các mạng xã hội chống lại điều đó một phần vì nó khiến họ chịu trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt hơn và một phần vì họ muốn duy trì tài nguyên chung. Nhưng mỗi khi một vụ bê bối xảy ra, họ phải gia cố phòng vệ trong công tác biên tập và tiến gần hơn đến việc giám sát nội dung, điều này sẽ thay đổi bản chất của các mạng lưới đang hoạt động.

Họ sẽ vượt qua ranh giới nếu xem xét mọi thứ trước khi cho phép xuất bản, thay vì loại bỏ các tài liệu cực đoan khi được báo động. Bất chấp nhận định của Hardin, họ mong mỏi một giải pháp công nghệ: sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định vi phạm bản quyền trước khi người dùng hay các tổ chức khác ra hiệu cho họ xét duyệt.

Hơn 75% các video cực đoan bị gỡ khỏi YouTube được xác định bằng các thuật toán, trong khi 99% các tài liệu về Isis và al-Queda mà Facebook gỡ bỏ được tìm thấy một cách tự động. Các mạng xã hội đang xây dựng hàng rào tự động xung quanh vùng lãnh thổ của họ để chống những kẻ lợi dụng xâm nhập.

Dù vậy, máy móc không thể giải quyết mọi vấn đề. Nếu họ loại bỏ tất cả những kẻ vi phạm thì tài nguyên chung sẽ biến thành một thứ gì đó rất khác. Tầm nhìn về một cộng đồng tự do thật cuốn hút nhưng những xã hội không tưởng luôn có yếu điểm của nó.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here