Vì sao các hãng điện thoại Trung Quốc áp đảo Apple ở châu Á?

0
609

Bí quyết là giá rẻ và những tính năng phù hợp với người dân địa phương.

Sự thoái trào của Apple

IPhone đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho giá cho một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) và gia tăng lợi nhuận của Apple, tuy nhiên mức giá cao có thể ảnh hưởng nhiều đến triển vọng của hãng này ở các thị trường lớn nhất châu Á và cho phép các đối thủ Trung Quốc giành được thị phần.

Người mua từ Ấn Độ sang Indonesia đang lựa chọn các mẫu điện thoại từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc như Xiaomi – đôi khi được gọi là “Apple của Trung Quốc” – cùng với Oppo và Vivo.

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tăng cường tung ra các thiết bị có giá cao và cạnh tranh trực tiếp với điện thoại thông minh của Apple. Các sản phẩm của họ thường có các tính năng cao cấp, nhưng có giá thấp hơn iPhone X hay thậm chí các mẫu iPhone cũ hơn. Họ đang nhắm tới các khách hàng tiềm năng của Apple bằng cách tung ra các dòng điện thoại với các phần cứng mạnh mẽ như vỏ kim loại, pin “trâu” và các tính năng độc đáo mà iPhone thiếu, bao gồm camera đặc biệt để có thể selfie (tự chụp hình) tốt hơn.

Theo Kiranjeet Kaur, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu IDC ở Singapore, mọi người không phải thọc sâu vào túi để mua một chiếc smartphone hàng đầu. Các nhà cung cấp Trung Quốc giờ đây tự hào về các tính năng cạnh tranh với sản phẩm cấp cao trên thị trường.

Các mẫu máy iPhone cũ hơn hoặc cũ hơn của Apple không phải là mục tiêu của thị trường đại chúng ở Châu Á đang nổi lên, nơi mà các công ty viễn thông không trợ cấp các thiết bị như ở Mỹ, có nghĩa là hầu hết mọi người phải trả giá đầy đủ cho điện thoại của họ trước. Theo IDC, một chiếc smartphone điển hình được bán với giá dưới 200 USD ở Ấn Độ và Indonesia, rẻ hơn mẫu điện thoại iPhone rẻ nhất và rẻ hơn nhiều so với iPhone X, vốn có giá 1.000 USD.

Những chiếc điện thoại giá cao đã giúp doanh thu của Apple tăng 11% trong quý vừa qua tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, mặc dù thị phần của hãng này vẫn giữ nguyên hoặc suy giảm ở hầu hết các thị trường châu Á.

Abhay Shahi, một nhà thiết kế đồ họa 28 tuổi ở thành phố Ludhiana ở Ấn Độ, đã từ bỏ Apple mãi mãi, đổi chiếc iPhone 6 của mình để lấy một Xiaomi Redmi Note 4 mới. Chiếc điện thoại có mọi tính năng được người dùng ưa thích với giá chỉ bằng 1/5 giá của chiếc iPhone X. Giá của nó rẻ hơn 100 USD so với mẫu điện thoại giá rẻ nhất của Apple, chiếc iPhone SE, được tung ra vào năm 2016.

Shahi nói: “Chiếc điện thoại của Xiaomi có một bộ cảm biến dấu vân tay, máy ảnh khá tốt và không bị lag và có thể tùy chỉnh dễ dàng hơn là chiế iPhone đắt tiền. Chất lượng của nó gần tương đương chiếc điện thoại cao cấp”.

Một người phát ngôn của Apple đã từ chối bình luận về chiến lược của hãng đối với các thị trường mới nổi tại Châu Á hoặc liệu hãng có xem các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc là đối thủ của iPhone hay không.

Tại thị trường Trung Quốc, thị phần của Apple giảm từ mức 13% vào năm 2015 xuống chỉ còn khoảng 8% vào năm 2017, theo hãng nghiên cứu Canalys. Tại Ấn Độ – thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, Apple chỉ chiếm 2% thị phần từ năm 2013.

Thị phần của Apple tại Indonesia, với khoảng 260 triệu người, giảm từ 3% vào năm 2013 xuống còn 1% vào năm 2013. Thị phần của Apple cũng giảm ở Philippines và Thái Lan, và vẫn giữ nguyên tại Malaysia và Việt Nam.

Trong khi đó, các đối thủ Trung Quốc của Apple đang ngày càng thu hút thêm khách hàng. Xiaomi đã giành 19% thị trường Ấn Độ ngay từ mức 3% vào năm 2015.

Thích nghi với địa phương là bí quyết

Trong khi phần lớn sự gia tăng này là nhờ vào điện thoại giá rẻ , các hãng Trung Quốc đang tăng cường tung ra các thiết bị đắt tiền hơn trên thị trường mang lại cái nhìn, cảm giác, và chức năng giống như chiếc iPhone và thậm chí là một vài tính năng bổ sung.

Chitra Patricia, một Jakartan, 27 tuổi, đã chọn một Oppo thay vì Apple vì các tính năng selfie của nó. Mẫu điện thoại F3, “chuyên gia Selfie của Oppo” cung cấp các lựa chọn như máy ảnh mặt trước cho việc selfies với góc nhìn rộng cho phép “wefies”, nghĩa là chụp nhóm. Mẫu điện thoại này cũng có một chức năng “làm đẹp” cho các bức ảnh selfies của người dùng, làm cho người dùng trông trẻ hơn và quyến rũ hơn. Patricia nói: “Nó có thể chụp khoảng hơn một tá người trong một lần ‘wefie’, thật là lý tưởng cho các buổi gặp mặt”.

Jia Mani, quản lý sản phẩm của Xiaomi tại thị trường Ấn Độ, cho biết Xiaomi đã có nhiều ưu thế ở nhiều thị trường vì nó có thể thay đổi cho phù hợp với từng quốc gia trong khi Apple tạo ra cùng một sản phẩm cho mọi người.

Apple đã làm việc để thúc đẩy phát triển ứng dụng di động và các dịch vụ lập bản đồ trong nước, và iPhone hỗ trợ một số ngôn ngữ địa phương của Ấn Độ.

Xiaomi đã tạo ra các bộ sạc đặc biệt cho điện thoại thông minh của mình, có thể khắc phục vấn đề biến động điện năng của Ấn Độ. Và tại một quốc gia nơi người tiêu dùng bị ngập bởi các tin nhắn quảng cáo, Xiaomi đã chỉnh sửa phần mềm của họ để loại bỏ quảng cáo để người dùng không bỏ lỡ các tin nhắn cá nhân từ bạn bè.

Nhiều điện thoại thông minh Xiaomi cũng đi kèm với hai khe cắm thẻ SIM, cho phép người tiêu dùng sử dụng nhiều mạng di động để tiết kiệm tiền, đây là một thực tế phổ biến ở châu Á. Khách hàng cũng có thể cắm thẻ nhớ SD vào một số mẫu điện thoại để họ có thể thêm nhạc hoặc tệp video của riêng mình.

Các thương hiệu Trung Quốc cũng đang tích hợp nhiều hương vị địa phương vào quảng cáo của họ. Oppo và công ty anh em, Vivo, đã khiến người dân Indonesia và Ấn Độ cảm thấy choáng ngợp với những bảng quảng cáo chào hàng các tính năng mà họ không tìm thấy trong iPhones.

Wahyu Adi Setyanto, một kỹ sư công nghệ thông tin 36 tuổi ở Jakarta, đã chuyển từ chiếc iPhone sang chiếc smartphone Xiaomi gần đây. Nó có một màn hình cảm ứng lớn và sáng như của iPhone, anh nói, và giá của nó chỉ là 210 USD. Anh nói: “Nhìn bề ngoài, khi bạn cầm nó trong tay, cảm giác là sang trọng giống như tôi đang cầm chiếc iPhone vậy”.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here