Tin dùng đội ngũ truyền thông “in-house” hơn agency, Unilever tiết kiệm được hàng trăm triệu euro cho marketing

0
664

Đội ngũ marketing “in-house” của Unilever đã làm việc vô cùng hiệu quả vào năm 2018. Bằng chứng là Unilever đã không phụ thuộc quá nhiều vào việc thuê các agency bên ngoài, từ đó tiết kiệm được hơn 500 triệu euro cho marketing. Bên cạnh đó, đây còn là kết quả của việc cân nhắc chi tiêu hợp lí của Unilever.

Unilever đang rất nghiêm túc thực hiện cam kết tiết kiệm để tái đầu tư vào BMI (Brand and Marketing Investment), mà hãng xem là để đầu tư cho “mục đích xây dựng và duy trì sự công bằng và nhận thức về thương hiệu”.

Báo cáo thường niên của Unilever cho biết công ty hiện đang gia tăng chi tiêu trong các lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng, như “digital media” và “in-store”, đồng thời giảm bớt chi tiêu cho sản xuất và quảng cáo. Điều này đã giúp Unilever tạo ra khoản tiết kiệm hơn 500 triệu euro cho BMI vào năm 2018.

Để làm được điều đó, hãng đã cắt giảm số lượng các agency thuê ngoài cũng như chi phí sản xuất trong 2 năm qua. Unilever đã bổ nhiệm “in-house” agency là Oliver để điều hành các “on-site” agency, được gọi là “U-Studios”, hiện luôn có mặt tại các văn phòng làm việc của Unilever.

“U-Studios” của Unilever hiện có mặt tại 15 quốc gia. Độ phủ sóng rộng rãi này là bởi Unilever mong muốn được tạo ra các nội dung quảng cáo cho thương hiệu nhanh và hiệu quả hơn các agency thuê ngoài.

Ngoài ra, Unilever đã đưa ra một loạt các sáng kiến cắt giảm chi phí kể từ đầu năm 2017, khi họ phải bảo vệ thương hiệu trước tham vọng thôn tính của Kraft Heinz.

Alan Jope, giám đốc điều hành của Unilever, cho biết hiện nay khoảng 35% chi tiêu truyền thông của họ hiện đang dành cho các kênh kỹ thuật số và sẽ tăng đầu tư nhanh hơn nếu tìm thấy tiềm năng.

“Hóa ra khi bạn chuyển đổi trực tiếp và mạnh mẽ sang kỹ thuật số, ràng buộc ở đây không phải là tiền cho BMI, mà là người để thực hiện các chiến dịch kỹ thuật số”, Jope nói.

“Vì vậy, chúng tôi đang xây dựng các “digital hubs” ở công ty (chẳng hạn như U-Studios), với các kỹ năng hoàn toàn mới. Về khả năng quản lý các chiến dịch “content-driven”, “highly targeted”, “data-led” này cần những người mới với kỹ năng mới” – Jope nói thêm.

Chi tiêu cho BMI của Unilever đạt mức cao nhất là 8 tỷ euro vào năm 2015, chiếm 15% doanh số của hãng. Sau đó, con số này sụt giảm qua từng năm, mặc cho Unilever đã giảm cả chi phí kinh doanh bơ thực vật.

Cũng trong báo cáo thường niên của Unilever, Alan Jope cho biết ông vẫn chú trọng vào việc xây dựng mục đích tốt đẹp cho các thương hiệu như đã cam kết với người tiền nhiệm Paul Polman. Được biết, trong chương trình thưởng dài hạn cho các nhà điều hành cấp cao tại Unilever còn bao gồm “chỉ số quy trình bền vững”, được dùng để đo lường công ty dựa trên ảnh hưởng của hãng trước các vấn đề từ “biến đổi khí hậu”, “nông nghiệp bền vững” đến “tiếp thị kỹ thuật số có trách nhiệm”.

“Sẽ ngày càng nhiều thương hiệu của chúng tôi phản ánh rõ ràng về tác động tích cực với xã hội và môi trường mà chúng mang lại”, Jope viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here