Ogilvy & Mather Chief Creative Officer: 6 Điều tôi học được từ công việc bồi bàn

0
694

Người ta thường nói mỗi một giây phút làm bồi bàn ở L.A là lúc bạn có thể trở thành một nhà biên kịch thực thụ. Tôi nghĩ ở London cũng vậy trong khoảng thời gian tôi học ở trường điện ảnh và làm việc part-time ở khách sạn. Không phải ai trong chúng ta đều muốn trở thành những người viết kịch bản, nhưng chắc hẳn ai cũng có những ý tưởng đầy sáng tạo. Đó là Quảng cáo, một ngành công nghiệp nơi sự sáng tạo được “chắp cánh” và gắn với mục đích thương mại. Thật tuyệt đúng không? nhưng làm phục vụ thì có liên quan gì đến quảng cáo chứ? Tôi đã sai khi chỉ giữ suy nghĩ như vậy, đó là những ngành dịch vụ thiết yếu. Và công việc phục vụ mọi người đó là một cột mốc của tôi.

Chính con người làm việc trong ngành dịch vụ này:

Con người là một cỗ máy tuyệt vời nhưng cũng hội tụ rất nhiều rắc rối riêng của chính họ. Và thật không may rằng, đã dấn thân vào ngành dịch vụ thì bạn không được để lộ bất cứ vấn đề nào của mình. Tôi nhớ đến lần tôi bị bệnh mà vẫn phải giao tiếp và cười thân mật với khách hàng, mặc dù khách hàng ấy chỉ than vãn về việc chú chó Chihuahua của bà ấy bị ốm. Điều này luôn được tôi khắc cốt ghi tâm, đặc biệt là khi tiếp xúc với những người có sức ảnh hưởng và quyền lực hơn mình.

Bài học: “You might be the boss, but you are never the superior.” (Bạn có thể là sếp nhưng bạn không bao giờ là người giỏi nhất).

Cúi chào có thể hơi gượng ép nhưng nụ cười không được giả tạo:

Có đôi lần tôi phải gập người chào và mang bữa sáng lên cho các vị khách, có những cặp không mặc gì và nằm trên giường. Có lẽ họ không cần để ý tới một gã phục vụ đầy bối rối như tôi nhưng lúc đó, tôi vẫn phải hé một nụ cười gượng gạo, điều mà tôi luôn cố để khắc phục.

Bài học: “Be true, honest and authentic — it can take you a long way.” (Hãy luôn đúng đắn, trung thực và đáng tin cậy).

Bồi bàn không đơn thuần là một công việc như “The Invisible Man” – cuốn sách của G.Wells:

Những người phục vụ đôi khi là những người bạn để khách hàng “trút bầu tâm sự”. Tôi đã gặp những vị khách vô tư kể những bí mật riêng tư của họ cho nhau nghe mặc cho sự có mặt của tôi, như tôi vô hình ở đó vậy, rồi sau đó họ mới gọi một Dover Sole.

Bài học: “Treat people well, and they will give you their best.” (Hãy đối xử tốt với người khác, bạn sẽ nhận lại những điều tốt đẹp).

Đừng căm phẫn những người đưa tin:

Điều quá đỗi bình thường ở các khách sạn là khi mọi thứ tồi tệ, đều là lỗi ở những người phục vụ, thậm chí khi sự thật không phải như vậy. Các agency cũng là trường hợp tương tự.

Bài học: “Let’s talk, we are all on the same side.” (Hãy lên tiếng bởi chúng ta đều chung một “chiến tuyến”).

Khi quá bực tức, hãy chơi cricket:

Đó là khi bạn cảm thấy sự tột cùng của ngành dịch vụ này. Đôi lúc bạn cũng nên phản kháng đi. Tôi đã từng bắt gặp mọi người chơi trò này với bánh mì Pháp như một chiếc vợt trong nhà bếp với những tiếng la “Howart!” đầy sảng khoái. Đó là cách giúp bạn vượt qua mọi áp lực nhưng “điên” thì cũng có chừng mực và vẫn giữ được quan điểm của bạn về mọi thứ.

Bài học: “Make mischief, break some crockery, but clean up the mess.” (Làm những điều “tinh quái” một chút nhưng hãy nhớ thu dọn sau đó).

Mọi chuyện rồi sẽ qua:

Có câu chuyện kể rằng Ông vua Persian đã yêu cầu cố vấn của mình khích lệ ông bằng một điều gì đó, và rồi ông nhận được một câu nói “Mọi thứ rồi cũng sẽ qua”.

Bài học: “Get a sense of perspective, because nothing bad lasts forever.” (Giữ nguyên lập trường của bạn, bởi không điều tồi tệ nào kéo dài mãi mãi).

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here