Công việc của một Copywriter: Phỏng vấn Anh Thanh Tòng Creative Director IdeaGuru

0
1081

wikimarketing đã có cuộc phỏng vấn với anh Nguyễn Thanh Tòng – Creative Director IdeaGuru về công việc của một copywriter, họ là ai cũng như những thử thách và phẩm chất cần có ở một chuyên viên sáng tạo nội dung.

Copywriter là gì?
Copywriter là một trong những vị trí thuộc bộ phận sáng tạo, đảm nhận công việc phát thảo ý tưởng từ kịch bản đến câu chữ, gắn bó với một sản phẩm sáng tạo đến công đoạn cuối cùng.

Công việc của một Copywriter ở Above the Line và Below the line Agency có gì khác nhau?

Những năm trước đây, đa phần các agency lớn ở Việt Nam tập trung vào Above the line bởi công việc ở những agency Below the line thiên về sản xuất những gì đã được hoạch định hay thiết kế bởi các agency Above the line. Vì vậy, copywriter sẽ đảm nhiệm các công việc Above the line là chính, tham gia vào công đoạn đưa ra ý tưởng khởi đầu chiến dịch cho đến thực thi. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu sáng tạo, một copywriter cần am hiểu công việc ở cả 2 lĩnh vực này.

Thử thách gì chờ đợi những copywriter tương lai?

Khả năng học hỏi, tìm tòi những kĩ năng cũng như chủ động tiếp thu, quan sát để có một cái nhìn tổng thể về ngành sáng tạo, về công việc là những yếu tố cần có của một copywriter. Bởi tính chất đào thải của ngành là khá cao, nếu bạn không tìm cho mình một đích đến rõ ràng, sự thiếu nhẫn nại sẽ khiến bạn dễ từ bỏ công việc mình đã chọn.

Tài năng sáng tạo là bẩm sinh hay có thể đào tạo được?

Cũng như nhiều ngành khác, nguồn nhân lực trong ngành sáng tạo luôn cần quá trình đào tạo bài bản. Tất nhiên tài năng “thiên bẩm” luôn là một điểm mạnh cho bất cứ ai, nhưng sự bền bỉ và nỗ lực của cá nhân chính là chìa khoá thành công cho tất cả mọi người.

Thật khó để tìm thấy một trường lớp đào tạo chính quy về copywriting ở Việt Nam, vậy làm thế nào để chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho nghề này?

Đó là một sự thật đáng buồn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở Việt Nam, vì vậy kiến thức cần thiết của một chuyên viên sáng tạo nội dung có thể được suy ra từ những ngành tiệm cận quảng cáo như Marketing, research, ngôn ngữ (ngoại ngữ, ngữ văn báo chí…). Trong quá trình ứng tuyển, ngoài một CV đẹp, bằng cấp cao, bạn cần chứng tỏ đam mê của mình đối với công việc trong ngành quảng cáo. Điều này quyết định đến việc bạn có được chọn hay không thậm chí sự gắn bó đối với ngành nghề này

Ngoài ra nếu bạn yêu thích sáng tạo, thì không nên bỏ qua series phỏng vấn các giám đốc sáng tạo do Advertising Việt Nam thực hiện trước đây, và đừng bên Subscribe kênh YouTube để đón xem các video tiếp theo.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here