Sự quyến rũ của âm thanh trong quảng cáo

0
827

Âm thanh trong quảng cáo có thể tác động đến phản ứng của người tiêu dùng và ảnh hưởng sâu sắc đến trải nghiệm thương hiệu.

Trước hết, bạn hãy thưởng thức quảng cáo của Tupperware với những âm thanh và hình ảnh tuyệt vời dưới đây.

Để thử nghiệm độ hiệu quả của âm thanh trong quảng cáo của Tupperware, 2 phiên bản khác nhau được tạo ra để phát sóng ở Mỹ, Canada và khu vực châu Á. Cả 2 đều sử dụng những hình ảnh giống nhau nhưng trong khi video quảng cáo ở Mỹ được lồng nhạc điện tử thì phiên bản được phát ở châu Á lại gây ấn tượng với bản nhạc được sáng tác riêng để “cộng hưởng” cùng sự chuyển động của hình ảnh.

Xây dựng âm thanh thương hiệu (Sound branding) không phải là một khái niệm mới nhưng sự gia tăng của nền tảng dựa trên giọng nói đang thúc đẩy các thương hiệu khai thác yếu tố này ở một tầm cao mới.

“Bộ não của chúng ta được kích thích khi nghe và nhìn cùng lúc. Ngược lại, nó sẽ bị phân tâm khi mọi thứ thiếu sự đồng bộ” – Heather Andrew, giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu thần kinh Neuro-Insight giải thích.

Hai năm trước, Neuro-Insight khám phá các liên kết giữa quảng cáo truyền hình và trí nhớ. Sau khi phân tích phản ứng của não với hơn 200 quảng cáo truyền hình, nghiên cứu cho thấy khi âm nhạc và hình ảnh được đồng bộ hóa tốt, não bộ tạo ra phản hồi mã hóa trí nhớ cao hơn 14%. Neuro-Insight cũng phát hiện ra rằng não bộ sẽ thích thú khi được cộng hưởng cùng âm nhạc trùng khớp với chuỗi hình ảnh trong quảng cáo.

Khi các nhà nghiên cứu thay thế bản nhạc “Stand by you” trong quảng cáo của Budweiser (Super Bowl 2018) bằng phiên bản sôi động hơn “Ben E King”, kết quả thật ấn tượng.

Andrew cho biết: “Chúng tôi đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể trong phản ứng của não đối với hai quảng cáo khác nhau – bộ não cố gắng để kết nối phiên bản Ben E King với mạch truyện. Nhưng ngoài việc làm cho não bộ vui vẻ để kích thích trí nhớ, liệu các thương hiệu có thể sử dụng âm nhạc hoặc âm thanh để thay đổi sóng não, tạo ra một cảm xúc đặc biệt?

Hãng âm thanh Soundscape và chuỗi khách sạn CitizenM đang trong quá trình thử nghiệm lý thuyết này. “Có nghiên cứu khoa học thần kinh cho thấy bằng cách bắt chước các dao động của não, bạn có thể kích hoạt một số trạng thái như ngủ hoặc tập trung. Đó là một dạng liệu pháp thôi miên nếu nó hoạt động”, Ollie Humphries – Founder của Soundscape cho biết.

Hợp tác cùng các nghệ sĩ và nhà thần kinh học, Soundscape đã sáng tác nhạc cho CitizenM nhằm giải quyết ba vấn đề du lịch: lệch múi giờ, tập trung và nỗi sợ bay. “Các nhà thần kinh học đang thử nghiệm các bài hát của chúng tôi hoạt động như thế nào so với những bản nhạc mà bạn tìm thấy trên Spotify có chức năng “ru ngủ” hoặc “tập trung”.

Cùng tìm hiểu xem những thương hiệu đã làm gì để đưa hiệu ứng âm thanh vào trong quảng cáo của mình:

1. IKEA

Các thương hiệu đã tạo ra một hiện tượng được gọi là phản ứng cảm giác (ASMR), Ikea giúp khách hàng của mình cảm thấy hài lòng với một quảng cáo dài 25 phút được thiết kế để kích thích thính giác từ đó gợi liên tưởng đến sản phẩm.

2. VISA

Visa cho biết 81% người mua sắm cảm thấy an toàn hơn với các giao dịch trên điện thoại di động có sử dụng âm thanh và hình ảnh động. Vì vậy, Visa tạo ra một hình ảnh động có thương hiệu, âm thanh và phản hồi trên điện thoại di động nhằm mang lại cho khách hàng một cảm giác “yên tâm” hơn.

3. Audi

“Nhạc công Audi” trình diễn những bản nhạc cổ điển bằng chính “nội lực” từ động cơ của mình, điều này góp phần chứng tỏ âm thanh cũng tạo nên những trải nghiệm mới cho người xem trước khi đi đến quyết định chọn lựa sản phẩm.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here