Biến sở thích tự do thành công việc KD có lợi nhuận

0
687

Ngành freelance đang tăng trưởng với tốc độ bùng nổ. Song, trên thực tế, rất nhiều người hành nghề tự do cảm thấy công việc của họ chỉ dừng lại ở mức độ sở thích đơn thuần mà chưa thể trở thành một sự nghiệp lớn. Vậy làm thế nào để bạn giành được một phần béo bở trong miếng bánh này?

1 tỷ USD – đó là số tiền chi trả cho những người hành nghề tự do qua trang việc làm freelance oDesk trong năm 2013 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ vào năm 2018.

Khi bạn nhìn vào những số liệu trên, bạn sẽ thấy ngay là ngành freelance đang tăng trưởng với tốc độ bùng nổ. Song, trên thực tế, rất nhiều người hành nghề tự do cảm thấy công việc của họ chỉ dừng lại ở mức độ sở thích đơn thuần mà chưa thể trở thành một sự nghiệp lớn.

Vậy làm thế nào để bạn giành được một phần béo bở trong miếng bánh này? Sau đây là 5 ý tưởng:

1. Xác định chiến lược của bạn

Để xác định chiến lược của mình, bạn hãy trả lời hai câu hỏi sau: Bạn có kỹ năng gì để thuyết phục khách hàng trả tiền? Điều gì khiến bạn khác biệt?

Nếu bạn có kiến thức về marketing, đừng dừng lại ở việc giới thiệu mình với tư cách là chuyên gia marketing. Hãy tìm tòi và liệt kê cụ thể những kỹ năng khiến cho bạn đặc biệt có giá.

Chẳng hạn trong bản giới thiệu về mình tôi viết như sau: “chuyên môn về hoạch định và thực thi các kế hoạch, chiến lược marketing, báo cáo phân tích SEO, tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi, biến khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, quản trị nội dung và quản lý công tác biên tập.”

Nếu không có gì để viết, hãy nghĩ về những kỹ năng bạn muốn phát triển và dành thời gian nghiên cứu tiềm năng thị trường của những kỹ năng đó. Sau đó, hãy bắt tay vào việc, vừa làm vừa học qua những video hướng dẫn trên YouTube.

2. Làm đẹp bộ hồ sơ của bạn

Elance và oDesk là những trang hàng đầu dành cho các doanh nghiệp muốn tìm kiếm freelancer và cũng giống như cách tăng cường sự hiện diện của công ty trên Google, hãy cố gắng tạo một bản sơ yếu lý lịch với đầy đủ thông tin để đăng tải lên mạng. Bằng cách này, sơ yếu lý lịch của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm.

Ví dụ, trên một hồ sơ oDesk, dành nhiều thời gian để xây dựng các phần sau: Tổng quan Hồ sơ, kỹ năng, danh mục đầu tư, Lịch sử Việc làm và Giáo dục.

Ngoài ra, một số trang web freelancer cho phép bạn chụp kiểm tra năng khiếu. Đạt được điểm số cao có thể làm cho bạn hấp dẫn hơn cho các khách hàng tiềm năng. Chỉ cần chắc chắn để kiểm tra có liên quan, dựa trên chiến lược của bạn.

Chẳng hạn với oDesk profile, bản hồ sơ/sơ yếu lí lịch của bạn nên bao gồm 3 phần: Tổng quan (Profile Overview), Kỹ năng (Skills), Thành tựu đã đạt được (Portfolio), Quá trình công tác (Employment History) và Trình độ học vấn (Education).

Ngoài sơ yếu lý lịch, một số trang freelancer cũng cho phép bạn làm bài kiểm tra năng lực. Nếu đạt điểm cao, bạn sẽ có thêm uy tín với khách hàng. Vì thế, hãy căn cứ vào chiến lược của mình để chọn làm những kiểm tra tương ứng.

3. Tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Nếu bạn muốn có nhiều khách hàng, bạn sẽ phải ứng tuyển càng nhiều chỗ càng tốt (dĩ nhiên phải phù hợp với năng lực của bạn). Như thế, bạn mới có nhiều khả năng được mời phỏng vấn.

Hãy thận trọng khi xem xét các khách hàng tiềm năng. Chỉ tìm kiếm những khách hàng đã chi ít nhất 10.000 USD để thuê freelancer trên mạng và những người muốn xác định mối quan hệ lâu dài.

Đương nhiên, quy trình này tìm kiếm này không hề dễ dàng. Do đó hay đặt ra mục tiêu cho mình và bám sát nó. Thậm chí cả khi 70% khách hàng từ chối bạn thì 30% còn lại cũng không phải là ít nếu bạn ứng tuyền nhiều nơi.

4. Gửi thư xin việc không ‘đụng hàng’

Hãy gây ấn tượng với khách hàng bằng một bức thư xin việc mang đậm cái tôi của bạn thay vì cóp nhặt ở đâu đó. Chỉ như thế, bạn mới thể hiện cho khách hàng thấy là bạn thực sự quan tâm đến công việc freelancing mà họ đăng tuyển.

Để bắt đầu, hãy nghiên cứu thật kỹ công ty đăng tuyển và nghĩ về những yêu cầu công việc được đặt ra. Hãy đưa tên của người giám đốc tuyển dụng vào tiêu đề thư chứ đừng viết chung chung kiểu: Kính gửi ông giám đốc tuyển dụng.

Hãy viết sao cho ngắn gọn, súc tích và cụ thể. Thể hiện cho khách hàng thấy bạn có thể đem lại giá trị cho họ. Đừng quên đưa địa chỉ email, số điện thoại, Skype ID và 3-4 thời điểm bạn có thể bố trí nhận phỏng vấn trong vòng 48 giờ tới.

5. Cảnh giác với những dự án có giá 50 USD trở xuống

Trong thời đại bùng nổ những trang web cung cấp dịch vụ có giá dưới 5 USD kiểu như Fiverr, những người làm nghề tự do thường coi rẻ dịch vụ của họ và dễ nhận những công việc chẳng bõ thời gian và công sức. Hậu quả không chỉ là sự mệt mỏi, bực bội mà còn bị cái danh ‘không chuyên’, ‘làm chơi’ đeo đuổi.

Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là bạn không nên nhận các dự án với mức giá cố định -vốn giúp bạn dễ dàng kiếm được nhiều khách hàng trong thời gian ngắn. Chỉ có điều bạn phải thận trọng để không nhận quá nhiều việc rẻ mạt trong một cuộc cạnh tranh về giá.

Nếu có cách tiếp cận đúng, chắc chắn bạn sẽ kiếm được thu nhập béo bở từ làm freelancing mà không đánh mất đi sự tự do của mình.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here