Mắc phải những sai lầm này, chắc chắn KH sẽ nói ‘KHÔNG’

0
594

Một vài điều bạn làm có thể khiến khách hàng không bao giờ muốn quay trở lại. Chẳng ai thích bị từ chối cả. Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác bị từ chối và đều tìm cách để tránh né. Tuy vậy trong nhiều trường hợp bạn sẽ nhận được sự từ chối từ khách hàng tiềm năng nhanh hơn bạn nghĩ.

Cũng có vài điều bạn làm có thể đẩy một khách hàng đến mức không muốn quay trở lại với bạn. Bạn hãy cố gắng nhận thức một số vấn đề khiến bạn có thể mất khách, học cách tránh và làm việc để trở thành một nhân viên bán hàng tốt hơn. Tránh những tương tác bán hàng xấu sau sẽ khiến bạn thoát khỏi việc đẩy khách hàng ra khỏi cửa:

1. Tập trung vào giá thay vì giá trị

Một sai lầm của nhiều nhân viên bán hàng là bỏ qua sự khác biệt giữa giá cả và giá trị. Ban đầu chúng có vẻ giống nhau nhưng thật sự thì giá cả và giá trị hoàn toàn khác biệt. Nhắc đến giá cả với khách hàng là điều quan trọng nhưng không phải tất cả. Nếu bạn cung cấp cho khách hàng một sản phẩm có thể giải quyết một hay một vài vấn đề của họ thì họ sẽ thấy sản phẩm thực sự giá trị. Khi nhu cầu được đáp ứng, giá cả sẽ trở thành yếu tố ít quan trọng hơn.

Ngược lại, nếu bạn đẩy một sản phẩm ít hoặc không mang lại lợi ích gì, khách hàng của bạn sẽ về tay không dù cho giá cả có rẻ như thế nào. Đây là tin xấu với bạn. Khách hàng sẽ càng cảm thấy khó chịu nếu bạn “ép buộc” họ mua những sản phẩm chẳng mang lại ý nghĩa gì với họ. Làm điều này chỉ khiến khách hàng thêm thất vọng và mất đi lòng trung thành với công ty của bạn.

2. Né tránh vấn đề ngân sách

Đừng bao giờ thúc đẩy quyết định bán hàng nếu bạn chưa xác định được ngân sách của khách hàng. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy một chút lúng túng, nhưng nếu không biết khách hàng sẵn sàng chi trả bao nhiêu thì mọi cố gắng cũng như chiến thuật bán hàng của bạn sẽ hoàn toàn vô ích.

Hãy coi ngân sách của khách hàng như một tấm bản đồ. Bạn sẽ được chỉ hướng đi đúng, giúp bạn định hướng được vấn đề. Dĩ nhiên, vẫn luôn luôn có cơ hội cho bán gia tăng (upsell) hay giới thiệu các sản phẩm có giá trị cao hơn. Nếu bạn không biết rõ mức ngân sách của khách hàng, đừng nghĩ đến chuyện có thể bán hàng cho họ.

Nếu cố tình muốn bán cho khách những sản phẩm mà họ không đủ khả năng chi trả, bạn sẽ tự mình đánh mất cơ hội bán hàng. Tồi tệ hơn, họ sẽ đi mua hàng của nhà cung cấp khác. Và cuối cùng là lòng trung thành của khách hàng sẽ chuyển sang cho người khác.

3. Thiếu kiên nhẫn trong nhận thanh toán

Một nhân viên bán hàng chỉ chăm chăm vấn đề thanh toán trước khi khách thực sự đưa ra quyết định mua là một điều đáng báo động. Vấn đề này sẽ khiến khách hàng nghĩ bạn không thực sự quan tâm đến điều họ cần, bạn chỉ muốn moi tiền từ họ.

Cố gắng đọc ngôn ngữ cơ thể cũng như các dấu hiệu bằng lời nói để biết được mình đang ở đâu trong quá trình bán hàng. Để sớm xây dựng lòng tin, bạn cần chứng minh cho khách hàng thấy bạn ở đây để giúp đỡ họ chứ không phải chỉ để bán hàng. Sau khi đã có niềm tin, hãy cho khách hàng thấy giá trị mặt hàng cụ thể bạn mang đến, chứ không phải lôi họ đến chỗ thanh toán và la hét.

4. Để mặc khách hàng nói “Không”

Rất dễ khiến cho cuối cùng khách hàng nói “không”. Tuy nhiên, hãy cố gắng biến câu “không” của khách hàng thành “có”. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn khách hàng của mình đi mua sản phẩm của bên khác đúng không nào. Vậy hãy trưởng thành lên và trao đổi để thúc đẩy bán lần nữa.

Trong bán hàng, khi khách hàng nói “không” thì thực sự khó thay đổi. Hãy chứng minh sự kiên nhẫn của bạn và tìm kiếm những câu chuyện có thật. Cố gắng thiết lập những mối quan hệ, bạn sẽ tìm thấy cách để giải quyết vấn đề, khuyến khích họ thay đổi ý kiến sang câu mà bạn thích hơn nhiều- “có”.

Từng bước vượt qua những sai lầm này, bạn có thể đảm bảo mình không vướng vào tình huống khó xử dẫn đến mất đơn hàng, hay thậm chí là khách hàng. Tránh những điều trên, bạn sẽ được hưởng thành tích của bản thân mình.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here