Người Việt ngày càng có xu hướng xem “VOD” bên cạnh các kênh truyền hình truyền thống và đang tìm cách né tránh các quảng cáo

0
670

Khi nói đến việc xem video giải trí, khán giả Việt Nam nói riêng cũng như khu vực Đông Nam Á nói chung ngày càng có xu hướng xem các chương trình truyền hình cũng như các chương trình ‘video theo nhu cầu’(1)(video on demand – VOD) trên các thiết bị kết nối nhiều hơn, nhưng đồng thời vẫn duy trì việc xem các chương trình trên các kênh truyền hình truyền thống.

Báo cáo mới nhất của Nielsen – công ty đo lường hiệu suất toàn cầu cho biết hầu hết khán giả Việt Nam đều đăng ký sử dụng một trong số các loại hình truyền hình dịch vụ (truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh…), và một trong 5 người Việt (13%) đăng kí sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến.

Khảo sát Nielsen Global Video-on-Demand đã thăm dò ý kiến hơn 30.000 đáp viên trực tuyến trên 61 quốc gia để tìm hiểu về nhu cầu xem ‘video theo nhu cầu’ của khán giả trên toàn thế giới và các phương thức quảng cáo trên ‘video theo nhu cầu’ có ảnh hưởng như thế nào với họ. Số người xem ‘video theo nhu cầu’ trên toàn cầu thực sự rất ấn tượng. Và tại Việt Nam, hơn 9 trong 10 người Việt (91%) cho biết họ có xem các chương trình VOD, ở mọi thể loại và thời lượng, con số này ở khu vực Đông Nam Á là 76%.

“Sự tăng trưởng của các chương trình ‘video theo nhu cầu’ mà từ các kênh đó khán giả có thể tải video về hoặc chọn lựa nội dung từ các nhà dịch vụ truyền hình truyền thống hoặc các nguồn trực tuyến đang cung cấp cho khán giả nhiều sự lựa chọn tiện ích hơn bao giờ hết: họ có thể tùy chọn nội dung, thời gian và địa điểm để xem các chương trình họ yêu thích”, theo quan sát của Craig Johnson, Giám đốc điều hành, Bộ phận Giải pháp Marketing Effectiveness & Reach portfolio, Nielsen khu vực Đông nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương. “Điều thực sự thú vị ở đây mà chúng ta có thể nhìn thấy được là khán giả đang mở rộng các nền tảng họ sử dụng để xem các chương trình họ yêu thích, các chuyên mục họ xem cũng đa dạng hơn, phong phú hơn và các phương tiện truyền thông họ sử dụng để xem cũng tăng lên. Nhưng trên thực tế, các dịch vụ truyền thống và trực tuyến thực ra đang bổ sung và làm phong phú thêm các lựa chọn cho khán giả, chứ không hề loại bỏ lẫn nhau.”

Nội dung chương trình ‘video theo nhu cầu’ và các thiết bị được sử dụng khi xem

Xem ‘video theo nhu cầu’ đang ngày càng trở thành thú tiêu khiển phổ biến với người tiêu dùng. Và thực tế là trong số 76% người dân ở khu vực Đông Nam Á xem chương trình ‘video theo nhu cầu’ bất kể đó là video thuộc thể loại nào, và hơn 53% nói rằng họ xem ‘video theo nhu cầu’ ít nhất một lần trong một ngày. Xét cụ thể hơn, tại Việt Nam, hầu hết khán giả người Việt (91%) đều nói rằng họ xem chương trình ‘video theo nhu cầu’ với mọi thể loại và họ xem trên nhiều thiết bị khác nhau từ TV đến máy vi tính và cả các thiết bị di động, và gần 7 trong 10 người Việt nói rằng họ xem ‘video theo nhu cầu’ ít nhất 1 lần mỗi ngày.

Khi nói về các thiết bị mà người Việt Nam dùng để xem các chương trình ‘video theo nhu cầu’, 81% người Việt sử dụng máy tính, 79% sử dụng điện thoại di động, 61% sử dụng TV thông minh, và 53% sử dụng máy tính bảng.

Phim ảnh là loại hình ‘video theo nhu cầu’ được người Đông Nam Á yêu thích nhất. 90% người Việt được hỏi cho biết họ sử dụng dịch vụ chương trình ‘video theo nhu cầu’ để xem phim, kế đến là xem các chương trình truyền hình (56%). Cụ thể hơn về thể loại chương trình ‘video theo nhu cầu’ mà khán giả Việt yêu thích thì hài kịch (54%), các chương trình tin tức/thời sự (48%), các chương trình truyền hình thực tế (45%) và phim truyền hình (44%) là những thể loại được xem nhiều nhất. Bên cạnh đó, các thể loại khác cũng được khán giả Việt ưu ái: thể thao (42%), các chương trình truyền hình chiếu theo dạng loạt phóng sự (39%) và các video thời lượng ngắn (dưới 15 phút) (37%).

Người tiêu dùng đang tìm cách để né tránh xem quảng cáo

Gần 2/3 người Việt (62%) thích được xem các quảng cáo về sản phẩm mà họ quan tâm, trong khi đó 67% trong số họ cảm thấy bị làm phiền khi quảng cáo xuất hiện trước/trong/sau chương trình ‘video theo nhu cầu’ mà họ đang xem, bên cạnh đó 63% muốn khóa hết tất cả các quảng cáo.

Tuy nhiên, theo chiều hướng ngược lại, 53% khán giả Việt đồng ý rằng các quảng cáo xuất hiện khi họ đang xem ‘video theo nhu cầu’ cung cấp cho họ những ý tưởng hay về các sản phẩm mới và 54% nói rằng họ không cảm thấy phiền nếu quảng cáo xuất hiện trong lúc họ đang xem chương trình. Điều này cũng là xu hướng chung của cả khu vực chứ không riêng Việt Nam, báo cáo cũng cho thấy 55% khán giả trong khu vực cũng sẵn lòng bỏ thời gian để xem các quảng cáo miễn phí.

“Cá nhân hóa nội dung được xem và cả các quảng cáo để xem là chìa khóa quan trọng để gắn kết với người tiêu dùng và giữ sự chú ý của họ”, Johnson nhấn mạnh. “Các đổi mới công nghệ như việc cài đặt cá nhân hóa nội dung quảng cáo sẽ là những cơ hội để các nhà tiếp thị tiếp cận khán giả chính xác hơn. Nhờ vậy một ngày nào đó những khán giả muốn khóa các quảng cáo sẽ chủ động tìm hiểu về những quảng cáo về những sản phẩm mà họ quan tâm.”

“Tuy nhiên, một điều quan trọng mà các nhà tiếp thị phải ghi nhớ rằng mặc dù cá nhân hóa nội dung quảng cáo là một xu hướng đầy tiềm năng nhưng những quảng cáo truyền thống trên TV vẫn còn rất hấp dẫn và hiệu quả cao trong việc tiếp cận NTD, và hai hình thức quảng cáo này phục vụ cho các mục đích khác nhau.”

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here