Cuộc hội ngộ khó chia tay với “người bao đồng” Đặng Lê Nguyên Vũ

0
767

Tôi gặp lại Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Trung Nguyên sau một thời gian dài, khi ông đã có “danh xưng của một ông hoàng” (Reuters). Cuộc hội ngộ diễn ra tại trang trại của Vua Cà phê, nằm trên vùng sơn cước lộng gió, được “khai vị” bằng những ly Weasel thượng hạng cùng những điếu Cohiba đặc biệt. Tách cà phê Trung Nguyên đen nóng pha phin truyền thống Việt Nam mê hoặc vị giác và khứu giác của tôi, khởi tạo một cảm giác thăng hoa sáng tạo.

Câu chuyện của chúng tôi bắt khởi trong mùi hương nồng nàn và bầu không khí trầm mặc uy linh tạo nên bởi nghi thức mà Chủ Tịch Vũ gọi là “Cà phê Đạo”…

Niềm đam mê cà phê bỏng cháy

Ông Vũ đến với cà phê, ban đầu chỉ nhằm kiếm tiền, giải thoát bản thân và gia đình khỏi cái nghèo. Nhưng càng gắn bó, càng tìm hiểu cà phê, ông càng thấy nó thiêng liêng và huyền bí.

Cà phê chuyên chở một triết lí, một tư tưởng sống chứ không chỉ là thức uống cho dạ dày. Cà phê là biểu hiện sinh động cho tri thức, sức sáng tạo. Cà phê đối với Chủ Tịch Vũ là mê đắm, thần tình và đáng ngưỡng vọng như một “Nữ thần Đen – Nữ thần Sáng tạo” đến nỗi mà ông ra cả “tuyên ngôn cà phê” và “học thuyết cà phê” trong đó có phát hiện lớn về sự bất công đối với các nước trồng cà phê.

Nếu nhìn vào lịch làm việc kín đặc của “Vua Cà phê”thì bạn hẳn không khỏi ngạc nhiên: Thời gian cho Trung Nguyên chỉ khoảng 5% còn 95% thời gian còn lại là dành cho chuyện “bao đồng”- việc thiên hạ. Thế mới có câu nói vui trong giới bạn bè ông nói rằng Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ đang “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

Thậm chí ông còn khởi xướng dự án không thể tin nổi: Thánh địa cà phê toàn cầu.

Tôi sự nhớ đến tuyên bố của người khùng Steve Job “Những kẻ đủ điên loạn để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới cũng chính là những người có thể làm được điều đó”.Cùng với đó, ông lại thao thức với nước non, với công thức thành công cho mỗi cá nhân và cả quốc gia. Nỗi thao thức đó càng mãnh liệt trong bối cảnh, điều kiện để Việt Nam vượt nghịch cảnh hội nhập thành công..

Gần đây, giới truyền thông thế giới đã thừa nhận CEO Đặng Lê Nguyên Vũ là Vua Cà phê (Forbes, 7/2012).

Forbes đã mô tả ông là nhân vật “từ vô danh thành anh hùng”. Tạp chí kể lại quá trình lập nghiệp của chàng sinh viên Nguyên Vũ, người tạo nên một đế chế cà phê từ hai bàn trắng trong một thời gian cực ngắn lấy cảm hứng từ lời Mạnh Tử: “Khi trời sắp trao vận lớn cho ai, thì bắt người đó phải ruột héo gan mòn để thử chí”.

Học giả người Mỹ Cranford bình luận: “Chủ Tịch Vũ tư duy sáng tạo như Steve Jobs, táo bạo như Henry Ford, hoạt động độc lập hơn Bill Gates. Nhưng họ thành công trong một điều kiện chuẩn, còn ông thành công trong điều kiện phi chuẩn”.

Theo những gì tai nghe mắt thấy của giới quan sát thì mọi việc ông Vũ và Trung Nguyên đang làm và sẽ làm là tuyệt đối nghiêm túc, nhất là các chương trình cho thanh niên. Đối với giới trẻ trong nước, ông Vũ hiện là một hình mẫu cho tinh thần cung hiến cho xã tắc “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Họ đồng cảm sâu sắc với ông, với tinh thần vượt khó và tinh thần phụng sự của ông, như những gì thể hiện trong các cuộc ông giao lưu với sinh viên tại các trường đại học, nơi họ phấn khích đến khó tin trước những sẻ chia tâm can của ông.

Ông Vũ là mẫu người đã nói là làm, không “nói cho đã mồm”. Ông không chấp nhận sống chung với sự manh mún, hay hô khẩu hiệu suông. Ông luôn cổ động cho “một Hoài bão, ba Tinh thần”. Trong đó, một Hoài bão là: Việt Nam trở thành một quốc gia, đi đầu, chinh phục và ảnh hưởng; còn ba Tinh thần là: Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo.

Ông xác định 3 mục tiêu phải làm cho bằng được trong đời người: Toàn cầu hóa Trung Nguyên; Đóng góp vào chiến lược quốc gia cho một Việt Nam hùng mạnh; Theo đuổi Học thuyết Cà phê trên phạm vi toàn cầu.

Tấc lòng với nước non

“Những kẻ đủ điên loạn để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới cũng chính là những người có thể làm được điều đó”.

Người ta có thể sẽ đặt câu hỏi vì sao một doanh nhân kinh doanh cà phê lại bận tâm đến chính sự. Nhưng một cái nhìn sâu hơn sẽ tiết lộ câu trả lời logic.

Tinh thần Cà phê không phải là thứ gì đó khu biệt mà thực sự liên thông lợi ích cá nhân – tổ chức – quốc gia – quốc tế trong cùng một tinh thần cũng như phương pháp luận. Cái hay của tinh thần cà phê được giới bình luận ví là một mũi tên trúng vô số đích.

Chỉ có thể, thế giới mới chịu lắng nghe đường lối của Việt Nam thay vì một câu chuyện cục bộ nào đó, như đã thấy trong chuyến làm việc mới đây của ông Vũ tại Hoa Kỳ, nơi ông gặp gỡ những nhân vật tinh hoa nước này.

Điều gây kinh ngạc – chuyện “ngược đời” là những đại diện bộ não của nước Mỹ “trầm tư” ngồi nghe một công dân Việt Nam thuyết giảng về thời đại, về văn minh, về tư duy chiến lược, về tương lai cho nhân loại. Chính niềm đam mê cà phê đã đưa ông đến với chính sự một cách rất tự nhiên.

Chuyến đi Mỹ của ông Vũ là nhằm chinh phục nước Mỹ và truyền bá quan điểm mới, tinh thần mới về cà phê cũng như hệ thức thành công (liên thông cá nhân – tổ chức – quốc gia – quốc tế) tại xứ cờ hoa – nơi mà ông coi là “thị trường biểu tượng” của thế giới.

Ông tin rằng nếu chinh phục được thị trường Mỹ sẽ chinh phục được toàn cầu và chinh phục được nhóm nhân lực dẫn dắt Hoa Kỳ thì sẽ chinh phục được người tiêu dùng nước này.

Quả nhiên, các giáo sư tại ĐH Harvard đã chính thức đồng thuận bắt tay với ông Vũ trong một dự án giáo dục đầy tham vọng nhằm xúc tiến, truyền bá, thực hành tinh thần cà phê và hệ thức thành công mới mà ông Vũ đề xướng.

Dù là người “bao đồng”, ông vẫn giữ vững quan điểm “không lấn sân” với phát ngôn kinh điển: “Chính trị là nhất thời, cà phê là vĩnh cửu”.

Ông có một niềm xác tín mãnh liệt rằng Việt Nam hoàn toàn có thể trở nên vĩ đại. Với cách nghĩ của mình, với thiện tâm dốc lòng phụng sự cho quốc gia dân tộc, ông Vũ và cộng sự còn soạn thảo một chiến lược “Vì một nước Việt vĩ đại và hùng cường” với dựa trên Quyền lực Mềm như một cương lĩnh để chấn hưng dân tộc và sẽ gửi lên lãnh đạo nhà nước cấp cao.

Ông cũng không khỏi không suy tư cho tương lai của đất nướctừ đó hiệu triệu và trang bị cho người dân, đặc biệt là thanh niên cái ông gọi là “não trạng” mới.

Ông Vũ nói đây là thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc nên không phải là lúc chúng ta quay sang bới móc, chê trách, chỉ trích nhau với lòng dạ hẹp hòi dẫn đến phân ly mà hơn bao giờ hết, mọi lực lượng xã hội cần kết thành một khối đoàn kết, quật cường.

Đây là thời khắc cực đoan mà thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau cái chậc lưỡi. Đây là lúc ước mơ lớn, động lực lớn lên ngôi. Hãy xóa tan mọi bất đồng và dẹp tan mọi nguyên nhân phân ly, phân rã của dân tộc dù nó có đến từ văn hoá, từ lịch sử, từ thể chế hay từ âm mưu của kẻ thù. Chúng ta nên khép lại quá khứđể cùng nhìn về một hướng nhìn ra bên ngoài và nhìn về tương lai.

Cơ sở cho phép chúng ta có tiếng nói chung là tầm nhìn lớn và động cơ lớn dựa trên nguyên lý cội nguồn chung, mối nguy chung và tương lai chung. Chúng ta nên cùng suy tư ta sẽ trở thành công dân của một quốc gia có thế đứng kiêu hãnh, đóng góp sứ mệnh to lớn cho thế giới,viết nên trang sử đẹp đẽvà tư duy cần làm gì để đạt được điều ấy.

“Không quan trọng anh xuất thân là ai mà lý tưởng của anh là gì, anh sẽ làm gì và anh sống vì lẽ sống nào”, ông nói. Mong ước của ông là một Việt Nam hùng mạnh, ảnh hưởng, một Việt Nam có một sứ mạng với thế giới.

Hướng ra biển lớn hay tinh thần trọng thương

Nếu là một thân hữu của ông, bạn sẽ thấy ông luôn trằn trọc về một Việt Nam hùng cường, vĩ đại và ảnh hưởng.

Máu chảy trong huyết quản ông là những câu hỏi: Làm thế nào để quốc gia – dân tộc kết thành một khối; làm thế nào tìm ra được một con đường cho dân tộc trong kỷ nguyên mới, để Việt Nam có được độc lập đích thực, hòa bình vĩnh cửu; làm cách nào để trang bị cho thanh niên hoài bão lớn vì quốc gia dân tộc; làm thế nào để có một nền văn minh mới, một mô hình hấp dẫn với các giá trị hài hoà, bền vững cho toàn cầu…

Có thời gian ông lui về trang trại, khóa chặt cửa cả năm ròng, đêm đêm làm bạn với cà phê, nghiền ngẫm một lối đi đặc sắc hơn và thông minh hơn cho đất nước, điều đã lấy đi nhiều năng lượng của ông.

Như gì tôi đang thực mục sở thị: Mái tóc xanh ngày nào đã rụng hết vì mất ngủ, nước da ngăm và xạm lại, đôi mắt hằn lên những vằn đỏ sau những đêm trắng canh cánh nỗi niềm nước non, vầng trán bắt đầu xuất hiện nhiều vết nhăn hằn sâu vì trằn trọc… Song những thách thức đó không ngăn được hoài bão lớn lao và chất thép trong con người ấy.

Đặng Lê Nguyên Vũ bị coi là “dại dột” khi, như lời lục bát bạn bè đặt cho ông: “Đang không lo chuyện bao đồng/Sống trong nhung lụa mà lòng chẳng yên”.

Tôi còn nhớ một lần lên M’Đrắc, ông Vũ tranh luận với tôi tới tận 12h đêm, thế mà trước khi đi nghỉ còn dặn tôi “sáng mai 4 giờ lại tiếp tục nhé”. Không hiểu ông đã nói câu này với bao nhiêu người?

“Người ta thường chỉ nhìn Chủ Tịch Vũ như một con người lạnh lùng. Nhưng ngay lúc này đây, tôi tiếp xúc với ông ở góc độ rất đời. Nếu tinh ý bạn sẽ cảm nhận có cái gì khang khác trong giọng nói vốn rất mạnh của ông. Không phải ông là người khô khan mà thực ra ông rất giỏi che giấu cảm xúc. Nước mắt người đàn ông này chảy ngược vào trong…” – TS Phan Quốc Việt.

Ông Vũ nói: “Tự cổ chí kim, dân tộc chúng ta chỉ thu mình quay lưng lại với biển. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta nên tư duy dựa lưng vào núi, tiến ra biển cả, tương tự triết lí “Biển Lùi” của người Hà Lan”. Tư duy này là đáng ngẫm nghĩ tại một quốc gia có truyền thống chối bỏ biển.

Ông nói, việc quay lưng lại với biển lớn thể hiện sự ngộ nhận trầm trọng của ông cha ta bao đời nay – tinh thần khinh thương. Đây là một tư duy hệ trọng mang tính chất phát hiện. Hàng nghìn năm qua, dân tộc ta đã tư duy khu trú, vọng nội, cát cứ, âm tính.

Tư duy mở cửa giao thương với thế giới chính là biểu hiện cụ thể nhất của tinh thần chinh phục, khám phá và hướng ngoại cũng như tinh thần trọng thương – điều vắng bóng một cách khách quan vì lịch sử của dân tộc ta chỉ là dựng nước và giữ nước.

Tư duy biển là tư duy thượng tôn thương mại, thượng tôn giao lưu, buôn bán, trao đổi.Tinh thần doanh nhân là chìa khoá của chúng ta. Kinh tế phải là trung tâm của mọi chính sách. Chúng ta cần ngay lập tức sửa chữa sai lầm này – tử huyệt của dân tộc.

Có lẽ khó khăn lớn nhất khi gặp ông Vũ chính là phải chia tay ông. Trong chầu cà phê tiễn chân buổi chiều muộn, ông nhấp một ngụm cà phê đắng gắt, rít một hơi cigar cay nồng, với phong thái uy nghiêm, đăm chiêu phóng tầm mắt về phía đường chân trời, nơi từ trong mù sương hiển lộ ra dãy núi cao nguyên M’drắk hình yên ngựa hùng vĩ cùng một con đại bàng lẻ loi đang dang cánh dũng mãnh, nhìn ngắm thế gian từ trên đỉnh cao vời vợi. Ông không giấu được vẻ cô đơn buồn bã vì thiếu người sẻ chia.

Ngoài kia, dòng đời vẫn vùn vụt và vô tình trôi đi trong thanh la não bạt. Ở nơi đây, có một người đàn ông đang làm việc quần quật như thanh niên tuổi đôi mươi đang tìm chỗ đứng của mình trong xã hội, để hiện thực hóa giấc mơ lớn lao mà cũng đầy con người của mình, giấc mơ mang hai tiếng thiêng liêng – Việt Nam. Đặng Lê Nguyên Vũ bị coi là “dại dột” khi, như lời lục bát bạn bè đặt cho ông: “Đang không lo chuyện bao đồng/Sống trong nhung lụa mà lòng chẳng yên”.

“Học thuyết Cà phê” ra đời với hạt nhân là Tinh thần Cà Phê – Sáng tạo có trách nhiệm, hướng đến một “cộng đồng sinh mệnh Asean” và một nền văn minh toàn cầu mới.

… Học thuyết Cà phê đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của giới tinh hoa trong nước và quốc tế. Ông đã đi khắp thế giới để quảng bá học thuyết, mô hình phát triển và triết lí quản trị. Chúng ta cần thay đổi để chộp lấy cơ hội hội nhập ngàn năm có một, theo ông. Ông nói, đây là thời khắc định mệnh cho Việt Nam và nhân loại. Đây là thời điểm giao thoa giữa nguy cơ ngàn năm và cơ hội ngàn năm. Đây là thời đại của những “làn sóng thần”. “Nếu chúng ta làm không khéo thì bị làn sóng nhấn chìm”, ông nói: “Còn biết cách thì ta sẽ cưỡi lên làn sóng đó”.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here