Đừng đổ lỗi cho Facebook: 10 lý do cho thấy sai lầm của bạn

0
673

Chiến lược Facebook thất bại? Rất có thể bạn đang mắc phải một trong những sai lầm sau.

Vậy, bạn là một trong số hàng triệu thương hiệu đang sử dụng Facebook để thu hút người xem đến trang web của bạn. Các báo cáo gần đây về tỷ lệ tương tác Facebook thấp đến đáng ngạc nhiên (“Chỉ 1% số người thích một trang Facebook từng quay lại trang đó”) là bằng chứng cho điều bạn luôn nghi ngờ: marketing trên Facebook không hiệu quả.

Bạn không phải người duy nhất. Dưới đây là Top 10 nguyên nhân khiến thương hiệu không thể tận dụng tiềm năng thực sự của Facebook. (Lưu ý: không có nguyên nhân nào trong số này là lỗi của Facebook)

1. Bạn tạo ấn tượng xấu

Hầu hết fan sẽ không bao giờ lại một trang thương hiệu trừ khi họ có một lý do chính đáng. Điều này không hoàn toàn khác biệt so với cách thức họ tương tác với bạn bè. Trừ khi là người bạn mới có nội dung hay để quay lại, nếu không họ không có nhiều lý do để thường xuyên quay lại trang đó.

2. Nội dung và đồ hoạ quá nhàm chán

Một trang Facebook phải có nội dung cô đọng, gắn kết và phù hợp với thương hiệu cũng như mối quan tâm của fan. Những bài viết dài dòng, tẻ nhạt sẽ không thể thu hút sự chú ý của fan. Đồ hoạ sinh động, bắt mắt, độ phân giải cao (hình ảnh, video, hình minh hoạ) thể hiện rõ ràng những điều mà khách ghé thăm thích về thương hiệu sẽ càng cuốn hút họ.

3. Nội dung cũ rích

Nếu như mỗi lần ghé thăm, fan chỉ thấy một trang Facebook cũ kỹ, không thay đổi, họ sẽ cho rằng trang này không cập nhật – hoặc tệ hơn, bị bỏ không. Điều quan trọng là những người làm marketing phải đem đến những cách thức mới mẻ để kết nối và nâng cao mối quan hệ với thương hiệu hoặc với sản phẩm được quảng bá. Duy trì một lịch đăng bài nhất quán với những nội dung mới lạ và ngày càng cải thiện, và đảm bảo kiểm tra thức có hiệu quả với người xem.

4. Lười xây dựng thương hiệu hoặc không nhất quán

Nếu không có mối liên hệ về phong cách giữa trang Facebook và trang web chính thức của một công ty, người xem có thể không tin tưởng trang Facebook đó. Các thương hiệu thường dành thời gian, tiền bạc và nỗ lực cho việc xây dựng thương hiệu trên website không cân đối so với những nỗ lực “còm cõi” cho Facebook. Duy trì hoạt động xây dựng thương hiệu nhất quán trên tất cả các phương tiện truyền thông để người xem biết chính xác nơi họ đang ghé thăm và người mà họ đang trò chuyện.

5. Call-to-action không rõ ràng

Một khi fan đã ghé thăm trang Facebook của thương hiệu, họ nên có ý tưởng rõ ràng về điều cần làm và thứ gì dành cho họ. Thương hiệu cần trưng bày lời chào hàng và call-to-action một cách nổi bật cũng như đưa ra những chỉ dẫn đính kèm dễ theo dõi. Tuy nhiên, hãy thận trọng, Facebook có tài liệu chỉ dẫn liên quan đến call-to-action, chào hàng và bất cứ thứ gì dưới dạng quảng cáo trên trang Facebook công ty. Vì thế, điều quan trọng là hãy đảm bảo bạn đang tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.

6. Quá nhiều lần nhấp chuột

Người xem không kiên nhẫn – và muốn hài lòng tức thì – đặc biệt là trên Facebook. Nếu bạn yêu cầu người xem phải điền vào biểu mẫu để truy cập vào nội dung mà họ muốn, họ sẽ có khả năng chuyển trang khác. Hãy đảm bảo rằng điểm đến mong muốn có thể tiếp cận với số nhấp chuột ít nhất có thể. Ngoài ra, nếu bạn phải sử dụng biểu mẫu để thu thập thông tin, hãy giữ nó ngắn gọn và đơn giản.

7. Bạn đang đối xử với tất cả fan theo cùng một cách

Tất cả các fan không giống nhau – vậy tại sao lại đối xử với họ theo cùng một cách? Với công cụ đúng đắn, những người làm marketing có thể thu thập hồ sơ sử dụng dữ liệu Facebook được người sử dụng cho phép (tuổi tác, giới tính, nơi cư trú, tên, tình trạng quan hệ…) cũng như hành vi trên trang web trước đó để có cái nhìn cụ thể hơn về kiểu người mà họ đang tiếp cận trên Facebook. Những hồ sơ này có thể được sử dụng cho các chào bán, nội dung và/hoạwc trải nghiệm mà có hiệu quả nhất trong việc thu hút fan, “lượt thích”, lượt ghé thăm hay bất cứ công cụ đo lường đối thoại nào khác.

8. Bạn đang quá thận trọng

Những người làm marketing thường rất hào hứng với những thứ mới mẻ, bóng bẩy – đặc biệt là những thứ trên truyền thông xã hội – họ thường miễn cưỡng dành thời gian và tiền bạc để thực sự phát triển những nỗ lực mới cho họ. Tại sao không bước ra khỏi vùng đất thảnh thơi và thử nghiệmnhững nội dung cụ thể dựa trên phân khúc khách hàng? Thậm chí một ý tưởng điên rồ hơn – hãy cân nhắc phát triển những chiến dịch Facebook cụ thể thay vì “xào xáo” lại những nội dung được tạo ra cho nhiều hình thức truyền thông khác nhau.

9. Sử dụng các ứng dụng tích hợp không hiệu quả

Nếu các ứng dụng của Facebook không tích hợp với trang web chính của công ty, bạn đang đánh mất một lưu lượng lớn lượt ghé thăm trang – và cả doanh thu nữa. Công cụ tích hợp giúp người sử dụng kết nối hơn với thương hiệu và dễ dàng chia sẻ thông tin với bạn bè trên Facebook. Hãy để cho khách ghé thăm thích hoặc chia sẻ các trang web với đường dẫn thẳng về trang Facebook chỉ với một cú nhấp chuột. Tuyệt vời hơn nếu bạn có thể cung cấp các đề xuất cá nhân hoá cho khách ghé thăm website dưạ trên những gì họ chia sẻ cũng như lịch sử sử dụng của họ.

10. Bạn đang sử dụng phương tiện đo lường không chính xác

Nắm câu chuyện từ một phía là chưa đủ. Các chương trình marketing cần được thiết lập để thống kể Facebook và hồ sơ người sử dụng được tích hợp đầy đủ với tất cả thông tin từ các kênh thương mại điện tử trực tuyến và ngoại tuyến khác nhằm tạo ra một dữ liệu hồ sơ người sử dụng phong phú, chi tiết, đầy đủ và tổng quát. Báo cáo hồ sơ nên được cập nhật thường xuyên để thông tin người sử dụng mới nhất nhanh chóng xuất hiện.

Với sự chú ý đúng mức và sẵn sàng bỏ ra nỗ lực tương tự cho Facebook như các công cụ khác, những người làm marketing trực tuyến chắc chắn sẽ nhận thấy 1% tỷ lệ đối thoại của họ là có thể kiểm soát được – và đó không phải là lỗi của Facebook khi người sử dụng không gắn kết với trang thương hiệu.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here