S.Nadella và kính HoloLens có vực được Microsoft?

0
1017

Cổ phiếu Microsoft lao dốc thảm hại vào 27/1 sau khi công ty công bố báo cáo lợi nhuận quý 4 với thu nhập chỉ đạt mức trung bình và ước tính ảm đạm trong tương lai.

Các nhà phân tích dự báo cổ phiếu sẽ giảm đáng kể, và nó thực sự đã mất giá đến hơn 9% ngay khi Microsoft công khai báo cáo tài chính. Đây thật sự là một đòn bất ngờ và khắc nghiệt đối với Microsoft khi chỉ mới tuần trước họ vừa có màn trình diễn ấn tượng khi cho ra mắt Windows 10 và chiếc kính 3D HoloLens.

Tháng 8/2013, Steve Ballmer tuyên bố từ chức CEO của Microsoft. Các nhà đầu tư đã rất thất vọng với những sai lầm của Ballmer như việc chi hàng tỷ đô la để đánh bại Google trong lĩnh vực quảng cáo – tìm kiếm, thất bại nặng nề khi tung ra những mẫu smartphone có tuổi thọ chỉ vài tháng do không theo kịp xu hướng công nghệ lúc này.

Người kế nhiệm Satya Nadella khá khác biệt so với Steve Ballmer. Ông là một kỹ thuật viên chứ không phải một người bán hàng. Vì thế, Nadella có một tầm nhìn công nghệ dài hơi và Microsoft có thể tân dụng được điều này.

Người kế nhiệm Satya Nadella khá khác biệt so với Steve Ballmer. Ông là một kỹ thuật viên chứ không phải một người bán hàng.

Và tất nhiên, ông cũng không có những lời “chụp mũ” thiếu khôn ngoan như Ballmer từng làm với iPhone. Đó là câu chuyện khi iPhone mới ra đời năm 2007, Ballmer đã chế nhạo Apple tạo ra một chiếc smartphone màn hình cảm ứng không bàn phím, sẽ không thể thành công vì đi ngược lại với thị hiếu khách hàng.

Tuy nhiên, bất chấp những làn gió mới mà Satya Nadella mang lại, kết quả kinh doanh của Microsoft vẫn không mấy khả quan. Theo Businessinsider, 4 lý do sau chính là những đòn nặng nề khiến gã khổng lồ Microsoft đối mặt với những khó khăn hiện tại và sẽ còn chao đảo trong ít nhất 4- 5 năm tiếp theo:

Dịch vụ đám mây mang lại lợi nhuận thấp

Phần lớn doanh thu của Microsoft đến từ những khách hàng doanh nghiệp lớn. Và họ đang dần chuyển qua sử dụng các dịch vụ đám mây – nền tảng mới nhưng mang đến lợi nhuận thấp.

Trong quý vừa qua, Microsoft thu được khoảng 2/3 lợi nhuận (10,8 triệu đô) và một nửa doanh thu (13,2 triệu đô) từ việc bán hàng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh thu từ việc bán bản quyền phầm mềm truyền thống đã giảm 2%, đặc biệt giảm sút ở Nhật Bản. Các dịch vụ đám mây với doanh thu ít hơn đang phát triển tốt hơn việc bán các phần mềm truyền thống, vốn đem lại lợi nhuận cao hơn cho Microsoft.

Các khách hàng doanh nghiệp của Microsoft chuyển từ việc mua phần mềm sang mua các dịch vụ trực tuyến. Do đó, Microsoft sẽ phải đối mặt với áp lực doanh thu cao – lợi nhuận thấp trong phân khúc khách hàng quan trọng nhất của hãng.

Hệ điều hành Windows đã hết thời

Chỉ có 15% các thiết bị trên thế giới, bao gồm điện thoại và máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Windows. Đây là sự khác biệt rất lớn so với 10 năm trước, khi con số lúc đó là hơn 90%.

Điều này dẫn đến doanh thu của Windows sụt giảm 13% so với năm ngoái. Với quyết định ngừng hỗ trợ Windows XP vừa qua, Microsoft hy vọng các doanh nghiệp sẽ nâng cấp máy tính, tạo ra bước đột phá doanh thu cho hãng. Thế nhưng, cho đến nay, những khách hàng của Microsoft có quá ít lý do để mua một chiếc máy vi tính mới chạy Windows.

Windows 10 ra đời khắc phục một số lỗi của Windows 8 và có nhiều cải tiến hấp dẫn người dùng doanh nghiệp hơn. Nhưng bất chấp những tuyên bố hùng hồn của Nadella rằng người dùng sẽ yêu thích Windows 10, hệ điều hành này sẽ không bao giờ còn thống trị thế giới như đã từng làm được. Đây vẫn sẽ là hệ điều hành quan trọng nhưng không còn là duy nhất. Tất cả báo hiệu đế chế độc quyền của Microsoft chỉ còn là dĩ vãng.

Microsoft “không có cửa” với điện thoại

Sau hơn 4 năm gia nhập thị trường, Windows Phone chiếm ít hơn 3% thị phần toàn thế giới, và con số này có vẻ ngày càng sụt giảm, chưa một lần có dấu hiệu khởi sắc. Những chiếc Windows Phone, sau một thời gian ngắn rầm rộ, đang bị hầu hết những nhà phát triển phần mềm “ghẻ lạnh”.

Windows 10 được cho là liều thuốc cứu sống Windows Phone. Nó sẽ dễ dàng hơn cho các nhà phát triển phần mềm viết những ứng dụng tương thích, khiến chiếc Windows Phone trông mới mẻ, quyến rũ hơn.

Tuy nhiên, thật đáng buồn, những gì Windows 10 mang lại không đủ hấp dẫn những nhà viết ứng dụng để họ có thể tận tâm, mất thời gian, tốn công sức vào một sản phẩm mà người dùng sẽ không mua. Họ quá bận rộn với Android và iOS.

Những nhà lập trình không còn cần Microsoft

Do Windows không còn chiếm ưu thế khiến hệ điều hành này không còn là ưu tiên hàng đầu của những lập trình viên. Họ sẽ đổ dồn tâm sức cho Android và iOS hay những trang web đang thu hút nhiều người dùng hơn.

Nadella và Microsoft đặt một tầm nhìn lâu dài khi xây dựng nền tảng Microsoft không chỉ hỗ trợ các thiết bị chạy Windows như hiện nay. Nhưng đây là một chặng đường dài 5-10 năm, và tất nhiên, khó mang lại những dấu hiệu khả quan cho tình hình kinh doanh của Microsoft trong các quý tới và trong cả năm tài chính tiếp theo.

Nadella đang lèo lái con thuyền Microsoft đi đúng hướng. Ông ấy hiểu rằng người dùng đang truy cập internet từ mọi thiết bị di động chứ không chỉ từ máy tính, và lưu trữ tài liệu bằng những dịch vụ đám mây chứ không phải trong những ổ cứng truyền thống.

Ông cũng nhận ra Windows không còn là át chủ bài của Microsoft. Do đó, việc ra đời chiếc kính HoloLens là một bước đi cực kỳ thông minh, hướng đến những sản phẩm mới hấp dẫn hơn, thu hút hơn.

Những thay đổi này sẽ mất nhiều năm để có thể giúp Microsoft trở mình. Tuy nhiên, Microsoft sẽ thực sự gục ngã nếu bước sang một thập kỷ mới mà những chiếc điện thoại của họ vẫn không có gì tiến bộ.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here