TGĐ Sapporo Việt Nam tìm thấy cơ hội từ thất bại

0
612

Tuy nhiên, ít ai biết, trên hành trình đó đã có rất nhiều lần ông phải sửa sai. Đáng ngạc nhiên là ông lại có thể tìm thấy cơ hội từ chính những sai sót đó. Nhìn về mục tiêu “quốc gia khởi nghiệp” của Việt Nam, ông Mikio Masawaki có những chia sẻ rất thẳng thắn.

Quá trình khởi nghiệp của tôi khá hài hước. Chỉ đơn giản là tôi thích uống bia và thích hương vị Sapporo nên đã tìm hiểu về Công ty, rồi sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nộp đơn xin việc và gắn bó với Sapporo đến tận bây giờ. Hai mươi lăm năm là một hành trình dài nhưng tôi lại không cảm thấy nhàm chán do được trải qua nhiều công việc, vị trí cũng như quốc gia làm việc khác nhau.

Có thể kể đến như 4 năm phụ trách marketing tại trụ sở Tập đoàn, sau đó chuyển công tác sang Mỹ với 4 năm phụ trách kinh doanh và marketing; tiếp đến là 4 năm giữ chức vụ Tổng giám đốc tại Công ty Sapporo Mỹ.

Năm 2009, tôi trở lại Nhật Bản phụ trách mảng M&A và chiến lược dài hạn của Tập đoàn trong 5 năm. Cuối năm 2014 tôi sang Việt Nam và thực sự bị choáng ngợp bởi đời sống năng động của cư dân quốc gia này.

Việt Nam là một quốc gia trẻ, có nhiều tiềm năng để phát triển. Người trẻ ở quốc gia nào cũng muốn khởi nghiệp. Người trẻ ở Việt Nam, một quốc gia trẻ, thì cơ hội để khởi nghiệp, để gây dựng cũng như tạo dấu ấn cho bản thân lại càng nhiều.

Lợi thế dễ thấy nhất là thị trường còn rất nhiều “ngách” chưa ai tham gia. Điều này khác hẳn với môi trường kinh doanh của các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật…

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng môi trường xung quanh vẫn chưa tạo điều kiện tốt cho người khởi nghiệp. Có thể so sánh với Nhật, dù người khởi nghiệp có thất bại đi chăng nữa thì những người xung quanh vẫn rất ngưỡng mộ và tạo điều kiện để họ phát triển, đi những bước tiếp theo sau thất bại đó.

Ở Việt Nam chưa có được điều này, tôi vẫn chưa cảm nhận được sự cổ vũ cho những người khởi nghiệp. Dù trước khi thất bại, họ cũng được quan tâm nhiều, nhưng chỉ cần thất bại một lần là cái nhìn về người ấy đã khác. Tôi rất mong nhận thức xã hội sẽ thoáng hơn để người trẻ không thấy cô đơn và có cơ hội thử sức không chỉ một lần.

Cuộc chơi dài hơi

Nhiều năm trên thương trường, tôi dám khẳng định tỷ lệ thành công trong khởi nghiệp chỉ là 1/10. Hành trình khởi nghiệp chắc chắn không vì một lần thất bại mà tương lai không thể phát triển.

Khởi nghiệp là cuộc chơi dài hơi và tốn sức, thách thức sức bền. Và, khi đã có đam mê rồi thì nên xây dựng cho mình chiến lược dài hạn để có thể tiếp tục khi thất bại.

Do vậy, trước khi bắt tay vào con đường này, hãy xác định đam mê thực sự của mình là gì. Không có đam mê, các bạn rất dễ bỏ cuộc, bởi khởi nghiệp là cuộc chơi dài hơi và tốn sức, thách thức sức bền. Và, khi đã có đam mê rồi thì nên xây dựng cho mình chiến lược dài hạn để có thể tiếp tục khi thất bại.

Tuổi trẻ của tôi, bỏ cuộc tuy không có nhưng thất bại thì khá nhiều. Ví dụ như khi ở Bộ phận Làm thương hiệu cho Sapporo Nhật Bản, tôi được giao phụ trách phát triển một nhãn hàng mới. Lúc đó, tôi đã rất tự tin khi đưa ra chiến lược tiếp thị của mình, một chiến lược “ngốn” rất nhiều ngân sách của Tập đoàn nhưng vẫn được cấp trên đồng ý.

Thất bại thảm hại của chiến dịch đó gây thiệt hại khá nhiều về mặt kinh tế. Rất may là tôi không bị điều chuyển sang bộ phận khác vì sai lầm đó. Tôi quyết định thu mình lại, mổ xẻ dự án để tìm ra sai lầm.

May mắn là Tập đoàn vẫn đồng ý cho tôi làm một dự án tương tự. Thế là, những kinh nghiệm của lần thất bại trước đã giúp tôi thận trọng hơn, đưa tôi đến thành công ở dự án kế tiếp. Quan trọng hơn, khi nhìn lại, tôi tìm thấy cơ hội từ chính thất bại đã qua để “ghi điểm”.

Nói như vậy để thấy rằng, nếu chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả thì sẽ khó lòng cởi mở để đón thành công. Tôi nhìn vào con đường thất bại đã qua để tìm ra cách đi con đường khác tốt hơn. Giới trẻ Nhật phần lớn đi làm cho các công ty, nhưng nay đã bắt đầu có một số chọn lựa khác. Tuy chưa nhiều như ở Việt Nam nhưng đã có những quỹ đầu tư sẵn sàng đỡ đầu về mặt kinh tế cho họ.

Công đoàn của những tập đoàn lớn cũng rất ủng hộ xu hướng này. Ở Việt Nam, sự hiện diện của các quỹ đầu tư cũng đã tương đối nhưng nếu có thêm sự ủng hộ từ các doanh nghiệp thành công, tôi nghĩ, các bạn sẽ sớm nhận được trái ngọt từ một quốc gia khởi nghiệp.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here