10 điều bị “thổi phồng” lớn nhất về Event Marketing mà bạn có thể chưa biết.

0
848

Khi mà ngày diễn ra sự kiện đang đến gần kề và họ – những người không quan tâm ấy – chỉ bán được vài vé thì sự cám dỗ để nói dối là gần như không thể cưỡng lại. Với một khoảng thời gian khá ngắn như vậy, vài người gần như không thể chịu nổi áp lực đó. Chỉ một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp phải là một nhân vật có khả năng kiềm chế tất cả những áp lực đó với sự trung thực toàn vẹn.

Dưới đây là 10 câu nói dối phổ biến nhất trong ngành event chúng ta:

”Số lượng có hạn” – về không gian

Thực tế thì nó không phải vậy! Thường thì con người sẽ tạo ra một sự hạn chế, khan hiếm nhất định nào đó. Đây được xem là một trong hành động diễn ra thường xuyên nhất trong ngành tổ chức sự kiện.

Trong một số tình huống sự hạn chế của không gian là có thật, tuy nhiên lại có một số trường hợp hi hữu, khách hàng mua vé và đến một không gian mà người ta thường nói là “vắng như chùa bà Đanh”.

Hạn chế về không gian luôn là câu câu khách hiệu quả và được nhiều người chọn, sử dụng “số lượng ghế ngồi có hạn” như một thông điệp tiếp thị cho sự kiện thì có vẻ như có một điều đáng ngờ đang xảy ra.

“Vé đang được tiêu thụ nhanh chóng”

Nếu bạn nhận được một lá thư thông báo rằng giá vé đang đẩy lên cao vì số lượng bán ra với tốc độ chóng mặt thì hãy suy nghĩ lại nhé. Bởi vì tôi thường nghĩ chiêu trò này cốt ý cũng chỉ để mong lấp đầy những ghế còn trống thôi.

Đây cũng có thể là một bằng chứng cho chiêu trò PR yếu kém rẻ tiền. Nếu vé thật sự đang được tiêu thụ nhanh, hãy làm nổi bật những lợi ích mà khách hàng nhận được khi tham gia. Đó sẽ là chiến lược khôn ngoan và ít nhất là trung thực hơn!

Hạn chế về thời gian đăng ký

Có lẽ các bạn đã quen với sự phát triển của công nghệ và sự nhanh chóng mà công nghệ mang đến, tôi cũng vậy. Nếu như tôi mua vé ngay từ những ngày đầu vé phát hành, tôi sẽ quay trở lại website và theo dõi giá vé vào ngày trước khi sự kiện xảy ra. Và điều làm tất cả chúng ta bực mình có lẽ là giá vé đôi khi còn thấp hơn phân nửa so với vé của những ngày đầu. Đơn giản vì vé không được phân bổ đồng đều vì thế nếu sự kiện đó mang tính trào lưu, hãy đợi đến khi có giá vé tốt, bạ sẽ không hối tiếc đâu.

Chỉ có trên Facebook

Nếu một sự kiện truyền thông mạng xã hội mang tính chiến lược liên quan đến việc giảm giá vé diễn ra trên các mạng xã hội cụ thể, tôi nghĩ chúng ta có thể chấp nhận nó.

Tuy nhiên, không tươi đẹp như chúng ta nghĩ, điều tôi thường thấy chỉ toàn những lời dối trá và ừ, đôi khi là gấp đôi ấy chứ.

Đầu tiên, nếu bảo rằng dịch vụ/sự kiện chỉ cung cấp trên Facebook thì đừng nên cung cấp cùng 1 dịch vụ/sự kiện ấy một lần nữa cho Twitter.

Thứ hai, dịch vụ và sự kiện ấy sẽ không được cung cấp trên bất kỳ kênh tiếp thị nào khác. (Email, Brochure, Tờ bướm….)

“Event của chúng tôi đạt…”

Dường như lời nói dối này vượt xa cả cách thức “thổi phồng” mà ta thường thấy trong giới kinh doanh. Và ta thường bắt gặp nó khi một nhà tổ chức sự kiện muốn làm “hoa mắt” những nhà tài trợ.

Tuy nhiên không phải là không có những sự kiện có phạm vi rộng lớn như vậy, nhưng trên thực tế thì rất ít.

Những trường hợp còn lại, những nhà tổ chức sự kiện chỉ cần mua một danh sách khách hàng gửi thư cá nhân ngẫu nhiên – những khách hàng mà theo tôi là hoàn toàn không liên quan và cũng không hề có chút quan tâm nào đến sự kiện đó. Đó là một danh sách khách hàng hoàn toàn vô nghĩa.

Điều này làm tôi nhớ đến và gần như có thể so sánh với những kẻ luôn luôn tự hào rằng mình có đến gần 100.000 thành viên follower trên Twitter. Nhưng bạn biết không, con số đó chắc chỉ toàn chương trình ảo và account giả mà thôi.

Sự kiện mang tính tương tác cao

Nếu bạn đưa ra câu quảng cáo này cho event của mình thì tôi xin cảnh báo bạn rằng 10 phút của mục Hỏi & Trả lời trước khi kết thúc sự kiện 50 phút thì chắc chắn không thể gọi là một chương trình mang tính tương tác đâu nhé.

Khái niệm tương tác được một cộng đồng đông đảo các nhà thiết kế sự kiện tài ba lập ra nhằm nghiên cứu cách mọi người tiếp xúc, kết nối như thế nào trong một sự kiện. Từ đó nâng cao trải nghiệm tương tác trực tiếp của khách hàng cũng như tạo sự thành công cho sự kiện.

Trước khi sử dụng từ “tương tác” tốt nhất bạn nên nghiên cứu thật kỹ đi nhé!

Event lớn nhất trong lĩnh vực…

Chắc có lẽ bạn có đủ tinh ý để biết được đâu là sự kiện lớn nhất trong ngành của mình mà không cần những nhà tổ chức sự kiện phải trưng bảng hiệu thông báo.

Bạn có thể để ý đến một góc đặt biệt được đánh dấu hoa thị sau câu tuyên bố ấy, đó chính là lời lý giải cho cái độ lớn mà họ muốn nói đến. Tôi không muốn đánh giá nhiều nhưng thường thì những sự kiện này chỉ chú ý đến độ lớn của không gian, độ hoành tráng mà không hề chú ý đến giá trị thực sự của khách tham dự. Có lẽ vì không khách hàng nào hứng thú chăng ?!

“Chỉ dành cho thành viên”

Cứ cho là như vậy đi nhé cho đến khi họ thật sự theo sát quy định ấy. Nhưng chắc là không rồi nếu như họ lại tiếp tục áp dụng một khoảng phí dành cho người ngoài và nó hoàn toàn đi ngược lại lời tuyên bố ban đầu. Nếu bạn phát hiện những sự kiện như vậy, bạn nên ngay lập tức nhận ra rằng họ đang cố gắng nắm bắt bạn trong chiêu bài tiếp thị của họ nhé.

“Tham gia để trở thành một chuyên gia”

Đây là lý do thường khiến bạn đắn đo khi tham gia một sự kiện nào đó có liên quan đến kỹ năng và học thuật. Nhưng bạn nên nhớ rằng sự kiện sẽ luôn bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, một cuộc hội thảo chỉ trong nửa giờ nhưng hứa hẹn đủ điều thì chắc chỉ là thổi phồng mà thôi.

Những người tổ chức sự kiện trong ngành giáo dục có lẽ nên thận trọng với những gì họ nói và cả những hứa hẹn với khách hàng nữa.

Sự kiện kết nối với đối tác và khách hàng tiềm năng

Sự kiện mang tính kết nối luôn là một công cụ bán vé tuyệt vời cho những người tổ chức sự kiện. Tuy nhiên nếu như không có một nỗ lực kết nối doanh nghiệp và khách hàng từ người quản lý thì chắc chắn một lời nói dối đã được thực hiện. Các chuyên gia tổ chức sự kiện nên cung cấp khả năng kết nối thực tế cho người tham dự, để khách hàng tự xoay sở với khả năng kết nối của mình thì không công bằng chút nào.

Một thực tế cho thấy có rất nhiều khách hàng muốn thực hiện kinh doanh tuy nhiên đó thể là một người hướng nội hay những người không biết phải bắt đầu từ đâu. Bất kỳ một tuyên bố về lợi ích của việc kết nối doanh nghiệp nhưng đều do khách tham dự chủ động thì câu nói đó cũng chỉ là một câu nói sặc mùi tiếp thị.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here