Nội Dung Chính
Sau chặng đường 10 năm, Youtube đã chiếm được vị trí độc tôn cho mình trong ngành công nghiệp video trực tuyến. Tuy nhiên không phải vậy mà các nền tảng khác không tìm được một vị trí vững chắc cho mình trong thị trường sôi động này.
Tháng 6 vừa qua, Youtube tổ chức hoạt động kỷ niệm 10 năm video đầu tiên được tải lên. Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không nhìn lại ngành công nghiệp video trực tuyến đã thay đổi chóng mặt như thế nào trong thời gian qua. Nhất là khoảng thời gian hai năm trở lại đây, các chuyên gia nhận định rằng đó là khoảng thời gian có ý nghĩa tương đương sự bắt đầu của Youtube 10 năm trước.
Năm 2005 đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các nền tảng video trực tuyến như Apple iTunes, Blip, Dailymotion, Metacafe, Myspace và cả Youtube. Cuộc cạnh tranh sớm được định đoạt chỉ trong 5 năm. Và đến năm 2015, số liệu từ Comscore cho thấy Youtube, nền tảng video sở hữu bởi Google có số lượng người dùng gấp 3 lần đối thủ phía sau họ là Yahoo. Khi tính trên tổng số lượt video được tải lên, con số của Youtube gấp 14 lần Hulu, nền tảng đang đứng ngay sau ở vị trí thứ 2. Có lẽ với sự thống kê này, nhiều người sẽ nói rằng Youtube giờ không cần phải coi các nền tảng video khác là đối thủ nữa.
Ngành công nghiệp video trực tuyến đã thay đổi một cách chóng mặt – ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, một loạt các nền tảng video mới bắt đầu chen vào bảng xếp hạng. Trong đó, Facebook được coi là kẻ đe dọa cho sự thống trị của Youtube. Tháng 3 năm 2014, thống kê của Comscore cho biết Facebook đã đạt tới 40% khối lượng video và 57% số người dùng so với Youtube.
Đặc biệt, Comscore chỉ thống kê các dữ liệu từ máy tính để bàn. Trong khi đó, Facebook tuyên bố rằng 65% lượt xem video của họ đến từ các thiết bị di dộng, con số này của Youtube là 50%. Như vậy, mặc dù vẫn giữ vị trí số một của mình, Youtube giờ đây đã đi cùng những kẻ ngay bên cạnh.
Cuộc đua của các nền tảng video ngày nay đã thay đổi, không còn là việc xây dựng cộng đồng khán giả, bán sản phẩm hay tung ra các dịch vụ nữa. Ở thời điểm bắt đầu năm 2005, các nền tảng video tương đối đồng nhất. Tất cả họ đều có tầm nhìn và hành động như nhau. Tuy nhiên, sau sự thống trị của Youtube, họ bắt đầu phải suy nghĩ đến những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong cuộc cạnh tranh. Và sự thực, các nền tảng video ngày nay có rất nhiều sự khác biệt. Một video tải lên Youtube không có nghĩa là có thể tải lên các nền tảng khác và ngược lại.
Có đến 15 nền tảng video trực tuyến thách thức Youtube ngày nay. Tuy nhiên chỉ 4 nền tảng thực sự khiến Youtube dè chừng. Tìm hiểu về chúng, bạn sẽ có được góc nhìn tổng thể của ngành công nghiệp video trực tuyến hiện nay.
Youtube
Trước hết, hãy nói về chính Youtube, kẻ dẫn đầu. Những video thành công trên Youtube thường ở một trong hai loại. Hoặc đến từ các chủ kênh lôi cuốn, uy tín hoặc là các video đặc trưng bởi sự hài hước, ngạc nhiên, các kỹ năng hay ngón tài lẻ thú vị hay thậm chí chỉ do may mắn. Độ dài đặc trưng của các video từ 1-4 phút. Chúng ta coi đây là các video ngắn. Các thương hiệu cả cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn tạo ảnh hưởng từ Youtube phải mất một thời gian và công sức khá lớn để có được một cộng đồng.
Với 10 năm phát triển, để xây dựng được một sự mới mẻ nào đó nữa trên Youtube thật sự khó. Chính vì vậy ở Youtube, chúng ta hay thấy được các kênh được thuê lại hoặc kèm quảng cáo cho sự hiện diện của các thương hiệu khác trong video. Đây là một chiến lược đúng đắn, và là một cách tiếp cận thích hợp đối với Youtube.
Youtube có khả năng hỗ trợ các định dạng video với khung hình và độ phân giải lớn, chất lượng tốt. Đó là nơi tuyệt vời dành cho các thương hiệu quảng cáo. Mạng lưới đối tác của Youtube cung cấp cho bạn rất nhiều sự lựa chọn với nhiều cấp độ khác nhau để hiện thương hiệu của bạn. Thị trường này được đánh giá sôi động tương đương sự mua bán các trang web những năm 1990.
Vine và Instagram
Chúng ta coi video ngắn trên Youtube là 1-4 phút thì con số này ở Vine là 6 giây và 15 giây đối với Instagram. Đó là sự khác biệt rất lớn. Các video của Vine sẽ lặp lại như một ảnh GIF còn với Instagram thì không. Các video thành công với hai nền tảng này là các video không có tiếng và khán giả chủ yếu đến từ các thiết bị di động.
Vì đặc trưng của các video quá ngắn, nếu bạn chưa thể tạo ra nội dung cho nhãn hiệu của mình có thể tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ Hill, Knownlton hay Grape Story. Nhiều thương hiệu đã tạo được những hiệu ứng thành công từ hai nền tảng video này như Dunkin, Donuts, Trident, BMW hay Ford.
Snapchat
Snapchat mang trong mình tính năng đặc biệt, My Story. Người sử dụng thường xây dựng các video của họ từ một chuỗi các video và hình ảnh tĩnh chú thích bởi các đoạn văn bản ngắn. Độ dài video của Snapchat cũng chỉ giới hạn trong 10 giây, tuy nhiên chỉ có vậy cũng đủ để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn.
Sự độc đáo của Snapchat là ở chỗ các câu chuyện và tin nhắn sẽ biến mất sau 24 tiếng. Những người sử dụng nếu muốn theo dõi câu chuyện của một ai đó phải luôn kiểm tra ứng dụng mỗi ngày. Không những thế các video chỉ chạy khi bạn chạm và giữ tay lên màn hình. Điều này khiến Snapchat tính toán được mức độ quan tâm của bạn đến từng video.
Những tính năng đặc biệt của Snapchat khiến nó rất khác biệt so với các nền tảng khác. Rất nhiều thương hiệu cũng sử dụng Snapchat như một kênh truyền thông hiệu quả như Mountain Dew, Marriott và chương trình truyền hình Pretty Little Liars. Ví dụ với kênh Snapchat của Pretty Little Liars, họ hiện có khoảng trên 800.000 lượt đăng ký và gần như 100% số lượng này không bỏ lỡ các video sau 24 giờ.
Nếu bạn muốn tìm một mạng lưới đối tác trên Snapchat tương tự như Youtube, điều này không khó. Hiện nay có rất nhiều công ty mọc lên để làm thương hiệu trên Snapchat, nổi bật trong số đó là Naritiv và Grape Story.
Facebook mang trong nó nền tảng video khá phức tạp. Bạn có thể tải các video lên Facebook một cách trực tiếp, nhưng không thể kiếm tiền trực tiếp từ các đoạn video đó.
Các đoạn video tải lên không có giới hạn về độ dài, điều này khiến bạn thoải mái kể câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vì hầu hết các video được xem trên điện thoại di động, bạn nên giới hạn các video trong vòng 1 phút.
Nhiều người sử dụng và các thương hiệu rất thích tính năng AutoPlay của Facebook. Các video tự khởi chạy khiến Facebook có thể đạt một lượt xem chỉ sau 5 giây. Trong khi so sánh với Youtube, người dùng phải thực hiện một chuỗi click chuột và một lượt xem chỉ được đếm sau khoảng 30 giây. Điều này cũng có mặt trái của nó, một lượt xem trên Youtube vì thế đáng giá hơn so với Facebook.
Còn một lưu ý nữa, bạn nên tải thẳng video của mình lên Facebook thay vì nhúng video từ Youtube. Facebook cũng sử dụng các thuật toán để hạn chế ảnh hưởng của các nền tảng video đến từ bên ngoài.
Các nhân tố khác
Năm nền tảng video trên thu hút hầu hết số lượng người xem trên mạng. Tuy nhiên, thế giới video trực tuyến đang thay đổi từng ngày. Hãy điểm thêm những nhân tố mới.
Twitter đang thúc đẩy tính năng video, khuyến khích người dùng tải video trực tiếp thay vì sử dụng các liên kết ngoài. Trong khi đó LinkIn vẫn chưa cho phép người dùng tải lên nội dung dạng video.
Hulu và các kênh truyền hình cáp lớn cung cấp các chương trình phát lại cho một lượng lớn khán giả. Các quảng cáo trước khi xem thống trị các trang này. Bên cạnh đó cũng phải kể đến nỗ lực thu hút quảng cáo từ Vimeo hay DailyMotion.
Các dịch vụ trực tuyến Live Streaming là một thị trường trẻ. Tuy nhiên với sự tăng trưởng mạnh từ các trang nổi tiếng thông dụng như YouNow hay HangWith đã có sự tham gia thêm của Meerkat và Periscope ( thuộc sở hữu của Twitter).
Nói tóm lại, ngành công nghiệp video trực tuyến vẫn đang phát triển một cách chóng mặt. Sau chặng đường 10 năm, Youtube đã chiếm được vị trí độc tôn cho mình. Tuy nhiên không phải vậy mà các nền tảng khác không tìm được một vị trí vững chắc cho mình trong thị trường sôi động này. Tất cả những gì họ cần chỉ là sự sáng tạo.