Nội Dung Chính
Một doanh nghiệp hay cá nhân muốn hoạt động phát triển cần phải xây dựng được quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Đây được ví như chiếc chìa khóa mở sự thành công. Việc này sẽ giúp bạn biết mục đích và hướng đi sắp tới của mình.
Dưới đây Wiki Marketing sẽ chia sẻ cho bạn 7 bước quy trình bán hàng chuyên nghiệp ngắn gọn nhất!
7 bước quy trình bán hàng chuyên nghiệp
Việc đưa ra một quy trình bán hàng hiệu quả cụ thể là việc làm cần thiết giúp đem lại doanh thu, làm cho doanh nghiệp của bạn hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn. Vậy làm thế nào để một quy trình bán hàng chuyên nghiệp mang lại hiệu quả tối ưu nhất?
Sau đây, Wiki Marketing xin được giới thiệu những quy trình cơ bản với mong muốn sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh và tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch và đưa ra chỉ tiêu
Đây là bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng quy trình bán hàng chuyên nghiệp quyết định sự thành công. Bởi nếu có hiểu kỹ kế hoạch kinh doanh mới có thể xác định rõ chỉ tiêu, hướng đến một cách chuẩn xác nhu cầu của thị trường, xác định được đối tượng quan trọng nhất mà mình hướng đến là gì. Từ đó lập thành kế hoạch với các bước nhỏ để thực hành và đạt được chỉ tiêu trên.
Để chuẩn bị kế hoạch bán hàng chi tiết và xác định được mục tiêu rõ ràng của doanh nghiệp, cần có đầy đủ các thông tin, nội dung sau:
- Về sản phẩm, dịch vụ: chi tiết về hình thức, nội dung, ưu nhược điểm đối với khách hàng và quan trọng nhất là các lợi ích khách hàng có thể thu về.
- Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng: đặc điểm, hành vi, tính cách, .. qua thực tế, mạng xã hội, bạn bè, người xung quanh hoặc từ chính đối thủ cạnh tranh của mình.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bán hàng bao gồm: báo giá, giấy giới thiệu, hình ảnh hàng mẫu, card visit,..
- Lên kế hoạch bán hàng cụ thể như thời gian, địa điểm tiếp cận hợp lý, nội dung trao đổi, trang phục chuyên nghiệp, lịch sự,..
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bước thứ hai trong quy trình bán hàng chuyên nghiệp của công ty là thiết lập danh sách khách hàng tiềm năng, loại bỏ khách hàng không phù hợp, không có triển vọng. Ở bước này, bạn cần xác định rõ thị trường tập trung và đối tượng mục tiêu của mình, tránh nhầm lẫn giữa các khách “đầu mối” – “khách tiềm năng sẵn có” – “khách tiềm năng tương lai”. Thông tin về mọi đối tượng đều có thể thu thập được mọi lúc mọi nơi, chỉ cần bạn chú ý quan sát, để tâm tới môi trường xung quanh.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Là một trong những kỹ thuật bán hàng nhằm mục đích là biết được nhu cầu chính của khách hàng và đánh giá được khách hàng. Cách tiếp cận khách hàng khi Bán hàng online hoặc bán hàng trực tiếp đều được xem là tối quan trọng của bước tiếp cận khách hàng trong quy trình bán hàng chuyên nghiệp, vì nó sẽ giúp bạn xác định phương pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về đối tượng, đề ra mục tiêu của cuộc trao đổi và thuyết phục khách hàng. Nhất thiết phải có chiến lược để tiếp cận đối với từng khách hàng cụ thể dựa trên đặc điểm tính cách và nhu cầu chủ yếu của họ. Một nhân viên bán hàng xuất sắc là người bán sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng.
Khi bạn đã thành công trong việc gây ấn tượng đầu tiên tốt với khách hàng thì bạn đã thuyết phục được họ tới 50% và toàn bộ những bước còn lại của quy trình bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Xem thêm: Tiếp cận khách hàng doanh nghiệp 2019
Bước 4: Giới thiệu và trình bày về sản phẩm, dịch vụ
Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm của mình với người mua trong quy trình bán hàng để hướng khách hàng theo trình tự: chú ý đến sản phẩm – quan tâm – mong muốn – kết thúc. Trong bước này, việc làm quan trọng nhất đối với mỗi người bán hàng phải chú ý nhấn mạnh vào những lợi ích của khách hàng khi mua sản phẩm, làm nổi bật những tính năng của sản phẩm đảm bảo được những lợi ích đó.
Bước 5: Thuyết phục khách hàng, giải quyết những thắc mắc và các ý kiến trái chiều
Bên cạnh những thắc mắc về tổng quan sản phẩm, khách hàng hầu như rất ít khi chủ động đưa ra những ý kiến phản đối trong quá trình giới thiệu hay khi đề nghị đặt mua hàng. Phản ứng này của khách hàng là hoàn toàn tự nhiên và bình thường bởi ai cũng muốn lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên chính cách giải quyết, trả lời ý kiến của khách hàng lại xác định bạn có phải một người bán hàng giỏi hay không. Để xử lý điều này, nhân viên bán hàng luôn phải giữ thái độ vui vẻ, đề nghị người mua làm rõ những ý kiến không tán thành, phủ nhận hợp lý giá trị những ý kiến phản đối…
Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng
Thuyết phục khách hàng thành công sẽ giúp bạn chốt đơn hàng nhanh chóng nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ và tự mãn khi chưa có được hợp đồng chính thức. Khuyến khích bạn sử dụng các câu hỏi mở để khách hàng hạn chế từ chối, cùng lúc đó sử dụng các tác nhân đặc biệt để thúc đẩy người mua kết thúc đơn hàng.
Bạn nên ghi nhớ, mọi cử chỉ, ánh mắt, lời nói hay nhận xét đều có thể là tín hiệu chốt đơn từ người mua.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Chăm sóc khách sau bán hàng là một trong những bước rất quan trọng trong quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Dù bạn đã hoàn thành đơn hàng thì bước cuối cùng của quy trình bán hàng cũng vô cùng cần thiết và tuyệt đối không thể bỏ qua. Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng sẽ giúp bạn củng cố chắc chắn sự hài lòng từ đối tác và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tránh tình trạng lãng quên, bỏ rơi khách hàng do nhân viên giao dịch thiếu cập nhật thông tin thường xuyên. Bên cạnh đó, các khách hàng sau giao dịch còn có tiềm năng trở thành kênh quảng cáo tiết kiệm và hiệu quả cao cho bạn và công ty.
Trên đây là 7 bước quy trình bán hàng chuyên nghiệp mà Wiki Marketing đã tổng hợp lại. Ngoài ra bạn có thể điều chỉnh thêm các bước để phù hợp hơn với doanh nghiệp của mình.
Chúc bạn thành công!