Process trong marketing là gì? Yếu tố trong marketing mix

0
569

Marketing mix là một trong những hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay, được nhiều doanh nghiệp lớn ứng dụng như Phúc Long, McDonald’s,…

Vậy Marketing Mix là gì? Process trong marketing là gì? Mô hình 7P là gì? Và vai trò của mô hình này như thế nào? Làm sao để sử dụng 7P trong lập kế hoạch chiến lược marketing? Cùng Wiki tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix (hay còn gọi là Marketing hỗn hợp hoặc Tiếp thị hỗn hợp) là một khái niệm được định nghĩa như sau: “Marketing-Mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.”

Marketing-mix-la-gi
Marketing Mix là gì?

Ban đầu, Marketing mix được phân loại theo mô hình 4Ps (Product (sản phẩm) – Price (giá cả) – Place (phân phối) – Promotion (xúc tiến)) được sử dụng cho các hoạt động marketing hàng hóa. Tuy nhiên, vì sự phức tạp của marketing hiện đại, dần dần 4Ps được phát triển thêm thành marketing 7Ps để đáp ứng nhu cầu tiếp thị của thị trường, giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được đẩy mạnh.

Process trong marketing là gì? – 7P trong marketing

Process là một phần trong quy trình 7P – mô hình được phát triển dựa trên 4P. Mô hình 7P được hoàn thiện và thay đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của hầu hết các doanh nghiệp.

7P-trong-Marketing
7P trong Marketing

Mô hình 7Ps bao gồm:

  • Product (sản phẩm)
  • Price (Giá cả)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Quảng bá)
  • People (Con người)
  • Process (Quy trình)
  • Physical Evidence (vật chất hỗ trợ marketing)

Product (sản phẩm)

Chữ P đầu tiên trong 7Ps là Product – Sản phẩm. Sản phẩm là mặt hàng được xây dựng hay sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người nhất định. Trước đây, sản phẩm chỉ là những vật hữu hình. Tuy nhiên, ngày nay, phẩm còn bao gồm cả hàng hóa vô hình hay còn được gọi là dịch vụ.

Sở dĩ Product được xếp đầu tiên vì nó quyết định trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng. Không ai lựa chọn sản phẩm mà mình không cần hoặc không đáp ứng nhu cầu về tính năng. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu về mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm là gì để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu này, tăng doanh thu.

Bên cạnh những tính năng, sản phẩm của bạn cũng phải được thiết kế và sản xuất đúng nhu cầu, bắt kịp xu hướng của thị trường để không bị lạc hậu, lỗi thời. Do đó, trước khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện hàng loạt các nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm (product life cycle) mà họ đang tạo ra.

Price (Giá cả)

Chữ P thứ 2 trong Marketing là Price – Giá cả. Giá cả trong Marketing không đơn giản là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để mua sản phẩm. Giá ở đây còn liên quan đến nhiều khía cạnh như doanh thu, lợi nhuận của cả doanh nghiệp.

Chính sách về giá cả giúp định hình nhận thức về sản phẩm của bạn trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy, bạn có thể dựa trên phân khúc giá thị trường, chi phí sản xuất, giá trị của dịch vụ/sản phẩm và đối tượng mục tiêu nhắm đến để đặt giá cho sản phẩm, dịch vụ.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng nếu công ty mới tham gia thị trường và chưa tạo được tên tuổi thì khách hàng mục tiêu sẽ không sẵn sàng trả giá cao. Mặc dù trong tương lai có thể họ sẽ sẵn sàng trả một số tiền lớn, nhưng sẽ rất khó khăn để làm điều đó ở giai đoạn khởi nghiệp.

Place (Địa điểm)

Trong kinh doanh, việc lựa chọn thị trường mục tiêu rất quan trọng. Chữ P tiếp theo là Place – địa điểm, kênh phân phối sản phẩm. Bạn phải định vị và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu tiềm năng. Do đó, điều này thường đòi hỏi vốn hiểu biết sâu sắc về thị trường.

Có nhiều kênh phân phối bạn có thể sử dụng để kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu như:

  • Phân phối chuyên sâu
  • Phân phối độc quyền
  • Chiến lược phân phối chọn lọc
  • Nhượng quyền

Để phát triển chiến lược phân phối của mình, bạn cần “giải quyết” những câu hỏi sau:

Dia-diem
Địa điểm

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng nếu công ty mới tham gia thị trường và chưa tạo được tên tuổi thì khách hàng mục tiêu sẽ không sẵn sàng trả giá cao. Mặc dù trong tương lai có thể họ sẽ sẵn sàng trả một số tiền lớn, nhưng sẽ rất khó khăn để làm điều đó ở giai đoạn khởi nghiệp.

Place (Địa điểm)

Trong kinh doanh, việc lựa chọn thị trường mục tiêu rất quan trọng. Chữ P tiếp theo là Place – địa điểm, kênh phân phối sản phẩm. Bạn phải định vị và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu tiềm năng. Do đó, điều này thường đòi hỏi vốn hiểu biết sâu sắc về thị trường.

Có nhiều kênh phân phối bạn có thể sử dụng để kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu như:

  • Phân phối chuyên sâu
  • Phân phối độc quyền
  • Chiến lược phân phối chọn lọc
  • Nhượng quyền

Để phát triển chiến lược phân phối của mình, bạn cần “giải quyết” những câu hỏi sau:

Process-trong-marketing-la-gi
Process trong marketing là gì?

Chữ P thứ 6 là Process – quy trình. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai dịch vụ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một quy trình phù hợp và rõ ràng để giảm thiểu chi phí cho các kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối và đảm bảo doanh nghiệp bạn hoạt động hiệu quả.

Physical Evidence (Bằng chứng vật lý)

Chữ P cuối cùng là bằng chứng vật lý – Physical Evidence. Đây là vật chất hỗ trợ cho quá trình Marketing. Vì đặc thù của nhóm ngành dịch vụ là sự trừu tượng doanh nghiệp cần có các bằng chứng “hữu hình” để khách hàng dễ hình dung về dịch vụ đã cung cấp.

Ví dụ: Khi bạn nhắc đến nước uống, bạn sẽ nghĩ ngay đến CocaCola hay khi nhắc đến Pizza bạn sẽ nghĩ đến Pizza Hut

Sở dĩ bạn nghĩ đến nó đầu tiên vì đây là những thương hiệu dẫn đầu trong thị trường này và đã thiết lập một bằng chứng vật lý cũng như bằng chứng tâm lý trong marketing.

Họ đã “thao túng” nhận thức người tiêu dùng tốt đến mức các thương hiệu này luôn xuất hiện trong đầu một cá nhân khi nhắc đến sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp của họ. Đây gọi là những bằng chứng vật lý.

Vai trò của mô hình 7P trong marketing

7P là chiến lược tiếp thị toàn diện, được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh kể từ khi hình thành ý tưởng sản xuất cho đến giai đoạn đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Ngoài ra, 7P giúp các doanh nghiệp đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ cùng ngành như xây dựng sự khác biệt về thương hiệu, dòng sản phẩm dẫn đầu thị trường, chiến dịch truyền thông sáng tạo,… Đây là cách hiệu quả để thu hút được phần lớn khách hàng tiềm năng.

Qua chiến lược 7P, các doanh nghiệp sẽ thấy được nhu cầu của thị trường, từ đó đáp ứng được các mong muốn của người tiêu dùng

Nhờ vào chiến lược Marketing 7P, người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận sản phẩm/dịch vụ từ nước ngoài hoặc ngược lại, giúp các sản phẩm trong nước vươn ra thị trường quốc tế và tăng hoạt động trao đổi và buôn bán với bạn bè quốc tế.

Cách sử dụng 7P trong lập kế hoạch chiến lược marketing

Một sản phẩm có vòng đời nhất định gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn giới thiệu (introduction)
  • Giai đoạn tăng trưởng (growth)
  • Giai đoạn trưởng thành (maturity)
  • Giai đoạn thoái trào (decline)

Tình huống: Bạn chuẩn bị đưa ra thị trường sản phẩm SaaS. Một bảng phác thảo bao gồm 7 yếu tố quan trọng sẽ được thành lập như sau:

Giai đoạn giới thiệu (introduction)

Đây là giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường, được thực hiện sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí cho marketing, quảng bá sản phẩm để nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Giai đoạn này, bạn sẽ áp dụng vào tình hướng trên để phân tích 7P như sau:

7p-trong-marketing
Cách sử dụng 7P trong lập kế hoạch chiến lược marketing
  • Product: Mục đích giúp doanh nghiệp kiểm tra khả năng tín dụng khách hàng
  • Price:
    • Đối tượng mục tiêu: Nhóm khách hàng mong muốn sản phẩm SaaS
    • Chi phí: 4.000.000 triệu mỗi tháng
  • Place: Sử dụng website để tiếp thị
  • Promotion: Xác định loại quảng cáo phù hợp với người dùng
  • People: Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng phải được đào tạo chuyên sâu về phần mềm
  • Processes: Khách hàng doanh nghiệp nhỏ được cung cấp quyền truy cập vào dịch vụ
  • Physical evidence: Tiến hành khảo sát ý kiến, trải nghiệm người dùng và khuyến khích khách hàng để lại bình luận đánh giá sản phẩm trên website

Giai đoạn tăng trưởng (growth)

Sau khi tung sản phẩm ra thị trường với các chiến lược Marketing, sản phẩm được sử dụng và biết đến nhiều hơn. Đây là dấu hiệu nhận biết sản phẩm đang ở giai đoạn phát triển. Giai đoạn này có những đặc điểm sau:

  • Mọi người biết đến nhiều hơn
  • Doanh thu ổn định hơn
  • Chi phí bỏ ra giảm dần

Đây cũng là lúc các đối thủ cạnh tranh bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, bạn cần cải thiện một số thứ trong chiến lược 7P của mình như sau:

Giai-doan-tang-truong
Giai đoạn tăng trưởng (growth)
  • Product: Sản phẩm thân thiện với người dùng (phù hợp với mọi đối tượng)
  • Price: Mở các chương trình dùng thử miễn phí một tháng cho khách hàng
  • Place: Dịch vụ có nên khả dụng dưới dạng ứng dụng cho Android/iOS không?
  • Promotion: Tập trung vào những ưu điểm của sản phẩm mà khách hàng quan tâm
  • People: Đảm bảo về quy trình tuyển dụng, có thể mở rộng quy mô hỗ trợ khách hàng
  • Processes: Các khách hàng lớn hơn sẽ có các cổng thông tin riêng cho tất cả các đại lý của họ sử dụng
  • Physical evidence: Website yêu cầu chứng chỉ SSL

Giai đoạn trưởng thành (maturity)

Đây là giai đoạn sản phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng sau quá trình “chiến đấu”. Giai đoạn này được đánh giá là ổn định nhất bởi mức chi phí giảm xuống thấp nhất, giá thành ổn định. Khách hàng sẽ không quá nhiều như các giai đoạn trước nhưng thay vào đó là sự đều đặn và lâu dài.

Mô hình 7P thay đổi theo giai đoạn này như sau:

  • Product: Phải tương thích với nhiều hệ điều hành
  • Price: Có nên cung cấp chiết khấu không?
  • Place: Khách hàng có thể mong đợi sản phẩm của chúng tôi có sẵn ở những nơi nào khác?
  • Promotion: Đối thủ cạnh tranh đã quảng bá sản phẩm của họ như thế nào?
  • People: Thực hiện chính sách tuyển dụng trên các social media
  • Processes: Luôn luôn hỗ trợ khách hàng 24/7
  • Physical evidence: Hóa đơn được trình bày thông minh và có thương hiệu

Giai đoạn thoái trào (decline)

Đây là giai đoạn cuối cùng quyết định vòng đời sản phẩm sẽ tiếp diễn hay kết thúc. Giai đoạn này có những đặc điểm sau:

  • Mức độ cạnh tranh cao nhất nên phải bỏ nhiều chi phí để đầu tư
  • Giá thành được hạ để kích thích mua hàng
  • Doanh thu giảm rõ rệt

Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên nghĩa là sản phẩm của bạn đang nằm trong vùng thoái trào. Nếu không có những chiến lược nghiên cứu và tái định vị thương hiệu, sản phẩm có thể kết thúc vòng đời tại đây. Ngược lại, sản phẩm hoàn toàn có thể phất lên nếu như biết xây dựng, quảng bá,…đúng cách.

Ở giai đoạn này, chiến lược 7P bạn cần xây dựng như sau:

  • Product: Phải phù hợp hoặc đạt chất lượng cao hơn đối thủ dẫn đầu thị trường hiện tại
  • Price: Căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận mục tiêu
  • Place: Cải thiện trải nghiệm người dùng trên các thiết bị điện tử
  • Promotion: Đo lường hiệu quả của từng phương pháp và hoạt động thúc đẩy chiến lược
  • People: Các tố chất nhân viên cần đạt được là gì?
  • Processes: Hỗ trợ đa ngôn ngữ cho các khách hàng quốc tế
  • Physical evidence: Địa chỉ công ty uy tín trong mắt khách hàng

Mối quan hệ của Marketing Mix 4C’s và 7Ps

Marketing Mix 4C’s và 7Ps là sự mở rộng của mô hình 7P Marketing Mix. Mô hình này được phát triển bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990. Đây là một sửa đổi của mô hình 4Ps. Mô hình này gồm 4 yếu tố:

  • Cost: Chi phí lý tính lẫn chi phí cảm tính mà khách hàng có được khi sử dụng hàng hóa dịch vụ.
  • Consumer wants and needs: Doanh nghiệp không nên chỉ tập trung bán những thứ mình có mà hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người tiêu dùng và bán những thứ khách hàng cần.
  • Communication: Dùng giao tiếp để tiếp cận và duy trì mối quan hệ khách hàng.
  • Convenience: Tập trung vào tính tiện lợi của sản phẩm

Đọc thêm:

Dịch vụ xây dựng thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp ở Hà Nội

Đo lường, đánh giá hoạt động Digital Marketing và các câu hỏi thường gặp

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here