Nhượng quyền thương hiệu là gì? Ưu và nhược điểm các hình thức nhượng quyền

0
264

Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức kinh doanh phát triển mạnh mẽ những năm gần đây. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu

Đây là hình thức kinh doanh mà một cá nhân/ tổ chức được sử dụng thương hiệu/ tên của một sản phẩm/ dịch vụ để kinh doanh trong thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính. Nó có thể là ràng buộc về một khoản chi phí cố định hoặc chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

Trên góc độ chủ thương hiệu, nhượng quyền là một trong những hình thức giúp mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp nhất. Trong khi đó, chi phí để mở và duy trì một cửa hàng thường khá lớn.

Nếu quyết định nhượng quyền thì khoản chi phí này sẽ được chủ thương hiệu san sẻ cùng đối tác. Với các hợp đồng nhượng quyền thương hiệu quốc tế, chủ thương hiệu sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng ở thị trường khác hơn. Từ đó, tăng mức độ nhận diện và tính cạnh tranh so với các thương hiệu khác.

Trên góc độ người nhận nhượng quyền thương hiệu, danh tiếng và bộ máy hoạt động được xây dựng sẵn giúp người nhận nhượng quyền tiết kiệm thời gian cùng nhiều công sức. Tỉ lệ thành công của công việc kinh doanh cũng lớn hơn nhiều. Đặc biệt khi so sánh với việc tự xây dựng thương hiệu mới.

Các hình thức nhượng quyền thương hiệu

1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Đây là hình thức nhượng quyền kinh doanh mang tính “trọn gói”. Bên cung cấp nhượng quyền sẽ cho bên nhận nhượng quyền bốn mảng chính bao gồm:

  • Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
  • Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
  • Hệ thống thương hiệu
  • Sản phẩm/dịch vụ

Thông thường, bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản phí cơ bản. Đó là phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ giúp bên nhận nhượng quyền một số chi phí. Ví dụ như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, hay chi phí tư vấn.

2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Thuật ngữ này có thể hiểu ngắn gọn là nhượng quyền một mảng hoặc một phần của việc kinh doanh. Chẳng hạn, nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.

Khi thực hiện mô hình này, bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Đây là hình thức thường được áp dụng tại các chuỗi F&B và các chuỗi nhà hàng – khách sạn lớn. Ngoài việc cung cấp mô hình kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền còn cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận.

Điều này giúp bên nhận nhượng quyền dễ dàng hơn trong vận hành kinh doanh. Đồng thời bên nhượng quyền thương hiệu cũng giữ được uy tín kinh doanh bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.

4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Ở hình thức này, ngoài mục tiêu cơ bản, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào công ty nhận nhượng quyền.

Điều này giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Cũng như tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập.

Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu

1. Giảm thiểu rủi ro kinh doanh

Các thương hiệu muốn nhượng quyền thường đã có sẵn một thị phần khá lớn và danh tiếng trên thị trường. Các bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian xây dựng thương hiệu nữa. Thay vào đó chỉ tập trung vào việc vận hành kinh doanh sao cho tốt là có thể thu lợi nhuận.

2. Chất lượng dịch vụ được đảm bảo

Các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được giám sát rất chặt chẽ về mặt chất lượng. Bộ phận quản lý nhượng quyền luôn cố gắng để chất lượng các chi nhánh được đồng đều. Vì chỉ cần một sơ xuất nhỏ là có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền của thương hiệu.

3. Quy trình kinh doanh được hệ thống hóa

Các quy trình từ thiết lập, vận hành, duy trì, phát triển đều sẽ được hệ thống hóa. Có một định hướng cố định được chủ thương hiệu phân bổ xuống từng cơ sở nhận nhượng quyền. Điều này nhằm quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn. Cũng như giải quyết vấn đề phát sinh nhanh chóng hơn.

4. Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền

Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ phải hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền từ các vấn đề pháp lý cho tới tiếp thị. Bên nhận nhượng quyền sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý và vận hành cơ sở.

5. Đào tạo bài bản

Sau khi ký kết hợp đồng bên nhượng quyền thương hiệu thường có một số trách nhiệm. Bao gồm tuyển dụng, đào tạo nhân viên vận hành cho bên nhận. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ nhượng quyền được thực hành một cách bài bản nhất.

Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

1. Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu

Khi các bên nhận nhượng quyền quyết định kinh doanh theo phương thức này, cần ghi nhớ rằng bạn không sở hữu thương hiệu này. Bạn chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác.

Nếu bên nhận không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng quyền trong hoạt động kinh doanh, rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao. Cùng với đó, mọi nỗ lực có thể trở nên công cốc.

2. Rủi ro kinh doanh chuỗi

Trong một hệ thống nhượng quyền lớn, khi một cơ sở dính tai tiếng, tất cả các cơ sở còn lại cũng sẽ chịu một phần thiệt hại. Đây là điều khó có thể tránh khỏi.

Người nhận nhượng quyền kinh doanh cần chuẩn bị sẵn tinh thần và lên kế hoạch ứng phó cho các trường hợp này.

3. Cạnh tranh trong chuỗi nhượng quyền

Cạnh tranh trong chuỗi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là khi các cơ sở kinh doanh có vị trí gần nhau.

Những cạnh tranh này nhằm đạt doanh thu mục tiêu mà chủ nhượng quyền đề ra cho các cửa hàng. Trong nhiều trường hợp, các cửa hàng sẽ nhận được khuyến mãi hoặc giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.

4. Thiếu sáng tạo trong kinh doanh nhượng quyền

Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ đều được định sẵn cho các bên nhận thương hiệu và có khuôn mẫu sẵn. Các chính sách đều được đưa xuống từ chủ thương hiệu. Cũng có nghĩa gần như việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh là không có.

Cần chuẩn bị những gì khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu?

1. Vốn kinh doanh nhượng quyền thường hiệu

Chi phí mua nhượng quyền thương hiệu rất đa dạng, phụ thuộc vào ngành hàng và loại thương hiệu. Tuy nhiên, con số này thường khá cao.

Ngoài ra, chi phí để duy trì hợp đồng mỗi tháng cũng không ít. Các bên nhận nhượng quyền nên tính toán thật kỹ về chi phí cố định hàng tháng. Đặc biệt là trong thời gian đầu để giảm tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

2. Nghiên cứu thị trường nhằm lựa chọn thương hiệu thích hợp

Trước khi quyết định nhận nhượng quyền, bạn nên tìm hiểu thật kỹ thị trường mà mình đang hướng đến. Liệu thương hiệu mình đang nhắm đến có tiềm năng hay xứng đáng với số tiền mình sắp bỏ ra hay không.

3. Địa điểm kinh doanh

Dù thương hiệu bạn nhận nhượng quyền nổi tiếng đến mức nào, nếu chọn sai địa điểm kinh doanh thì mọi chi phí đầu tư đều sẽ phí hoài. Việc lựa chọn địa điểm thường sẽ được bên chủ thương hiệu tư vấn kỹ càng cho bên nhận nhượng quyền.

Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh của chủ thương hiệu.

4. Người cố vấn thích hợp

Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm và kiến thức nền tảng, bạn có thể kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ đường dài.

Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch kinh doanh tổng thể, tư vấn và quản lý rủi ro.

Các nhà đầu tư mới có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp thông qua ứng dụng ProNexus – nền tảng cho phép kết nối trực tiếp cố vấn tài chính với người dùng có nhu cầu. Mọi cố vấn trên ứng dụng đều được kiểm duyệt hồ sơ chất lượng chuyên môn, và bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt bởi ProNexus.

Dịch vụ content facebook: Ms. Thảo – 0943538282

Email: lienhe@achaumedia.vn

Web: achaumedia.vn

Đọc thêm: Bí quyết nào đã làm nên một Toyota huyền thoại?

 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here