Content Marketing: 3 bài học tiếp thị lớn

0
819

Ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản từ Content Marketing: 3 bài học tiếp thị lớn.

Năm ngoái, Felix Baumgartner đã bay lên chín tầng mây khi chứng kiến 8 triệu người theo dõi trực tiếp chương trình của mình trên YouTube. Một số người gọi cú rơi tự do từ độ cao 128.000 foot do Red Bull thiết kế và tài trợ đó là một màn trình diễn quảng cáo. Nhưng chương trình đó còn hơn thế: Một vở kịch về tiếp thị nội dung đã thu hút đông đảo mọi người tham gia vào câu chuyện của Red Bull.

Tôi đã nói với thính giả toàn thế giới về nội dung và tiếp thị. Và khi tôi nói về nỗ lực qui mô và tốn kém này, tôi có thể đọc được sự hoài nghi trên khuôn mặt nhiều khán giả. Họ đang thắc mắc làm thế nào mà các doanh nghiệp nhỏ của họ có thể cạnh tranh được trên mặt trận tiếp thị với sự tinh tế của một công ty nhiều triệu đô la chỉ với nội dung và số năm kinh nghiệp ít ỏi của họ.

Đương nhiên là có vô số cách để cạnh tranh. Red Bull và các thương hiệu lớn (American Express, Coca-Cola, Google, Nike) có sườn nội dung mạnh có thể có các chương trình đầy tham vọng và ngân sách lớn để tiếp nhiên liệu cho họ, nhưng ngay cả các thương hiệu nhỏ nhất với những nguồn lực eo hẹp nhất cũng có thể áp dụng thành công những ý tưởng cơ bản đó.

1. Tuyển một nhà báo thương hiệu

Sai lầm lớn nhất về mặt tiếp thị nội dung mà tôi thấy ở các công ty nhỏ là họ không hiểu rõ về những nội dung mọi người có thể muốn đọc, xem, nghe và quan trọng nhất là chia sẻ. Trong một thế giới mà mọi người đều có khả năng phát hành thì chất lượng những gì bạn đưa ra là một vấn đề không hề nhỏ: Nó là tất cả.

Vậy hãy đánh cắp một chiến lược của những ông lớn: Các thương hiệu lớn thực hiện các chương trình nội dung của họ với cam kết dài hạn chứ không phải là chiến dịch một chốc một nhát. Chìa khóa ở đây là hãy tuyển những nhóm nhân viên tận tâm, là chuyên gia kể chuyện bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và âm thanh.

Một nhà báo viết về thương hiệu sẽ làm việc tại công ty, viết và sản xuất các đoạn băng hình, các bài viết trên blog, những tấm hình, cá hội thảo qua web, các biểu đồ, đồ thị, sách điện tử, podcasts và nhiều thứ khác nữa. Tất cả những thứ này có thể được dùng để lôi kéo mọi người tham gia. Bạn không phải tuyển một nhà báo thực sự. Bạn có thể tuyển (hoặc ký hợp đồng với) một chuyên gia về nội dung tận tâm với công việc này và đã từng có kinh nghiệm kể chuyện. Mục đích lớn hơn là: sáng tạo nội dung phải là một nghề riêng- không nên bắt người phụ trách truyền thông tiếp thị hay nhân viên mới thử việc thỉnh thoảng viết bài trên blog khi họ có thời gian.

Lý do chính tôi là người thích tuyển các nhà báo đã qua đào tạo là họ luôn đặt nhu cầu của khán giả (khác với những khán giả trong công ty) lên trước. Bạn hãy xem tạp chí kỹ thuật số về thương hiệu xuất sắc Qualcomm Spark—hai phần ba nhân viên tạp chí này là phóng viên, nhà báo báo in hoặc báo tiếng.

Nghe có vẻ phi phi lý nhưng cách thức chú trọng tới khách hàng (chứ không phải là công ty) sẽ hiệu quả hơn đối với công ty bạn. Khả năng hiểu biết bẩm sinh của nhà báo về một đối tượng độc giả có nghĩa là mỗi khi họ ngồi đó để tạo ra nội dung, thì sẽ có một giọng nói nhỏ ở trong đầu luôn nhắc nhở họ về điều đó. Không ai phải đọc bài viết đó vì vậy bạn nên viết thật tốt. Kiểu sức ép như vậy chỉ có lợi cho thương hiệu của bạn.

2. Kể câu chuyện lớn hơn của bạn

Đây là một nghịch lý khác về tiếp thị nội dung: Câu chuyện của bạn không phải là về bạn mà là về những gì bạn làm cho những người khác. Google có thể là một công ty công nghệ, nhưng câu chuyện của nó không phải là về thuật toán tìm kiếm và hệ thống vận hành mà là về cách công ty này dùng công nghệ của mình để kết nối mọi người và làm giàu thêm cuộc sống của họ. Tương tự như vậy, chủ đề “Find Your Greatness” của Nike không phải là về những đôi giày hoặc phụ kiện mà là về việc tạo động lực và truyền cảm hứng của vận động viên cho tất cả chúng ta ngay cả khi chúng ta không phải là vận động viên.

Chú trọng tới câu chuyện sẽ giúp bạn truyền đạt những điều khiến bạn trở nên độc đáo. Truyền đạt rõ ràng những điều làm bạn độc đáo sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài.

Bạn cũng có thể xác định một câu chuyện lớn hơn cho mình: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ tồn tại thế nào trong thế giới này? Nó sẽ giúp ích cho mọi người ra sao? Giảm bớt gánh nặng cho họ? Làm dịu nỗi đau cho họ? Câu chuyện của họ sẽ luôn về những người sử dụng sản phẩm bạn bán ra chứ không phải là về sản phẩm. Nói cách khác, hãy coi khách hàng chứ không phải bạn hay sản phẩm là nhân vật chính.

Hãy thường xuyên kể câu chuyện lớn hơn đó: Nó phải là xương sống thép cho mọi nội dung hoặc sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội mà bạn tạo ra. Hãy chắc chắn rằng những người đang thay mặt bạn tạo ra nội dung đang nhìn qua lăng kính câu chuyện của bạn, nói một cách ẩn dụ và đặt câu hỏi: “Liệu nội dung này có tràn ngập trong sứ mệnh lớn hơn của chúng ta không”?

3. Duy trì sự tham gia của cộng đồng

Các thương hiệu tốt nhất không chỉ đơn thuần tung lên những bài viết trên blogs theo kiểu nhỏ giọt mà họ tạo ra các chương trình dài hơi mà cộng đồng của họ (bao gồm khách hàng, nhân viên và người hâm mộ) muốn tham gia.

Mùa hè năm ngoái, công ty Expedia đã khai trương một sáng kiến nội dung mang tên “Find Yours” để tìm kiếm những người tiêu dùng có câu chuyện về du lịch thu hút nhất. Câu chuyện được kể dưới hình thức ảnh chụp, băng hình và chuyện kể, minh họa cho các chuyến đi của mọi người, diễn tả cách mà việc đi du lịch đã làm biến đổi họ, trong đó có cả một đoạn băng hình có nội dung sâu sắc của nhà làm phim trẻ tuổi Joel Ashton McCarthy nói về việc anh đã thực hiện một hành trình đi rải tro cốt của người anh quá cố (“Find Your Goodbye”). Chương trình Find Yours là nỗ lực của ông lớn này trong việc chuyển từ việc thương mại hóa việc đặt vé du lịch trực tuyến sang một hình thức lớn hơn, có nhiều câu chuyện cá nhân về việc du lịch đã thay đổi mọi người như thế nào.

Tương tự như vậy, Ben & Jerry’s cũng đã yêu cầu những người hâm mộ trên toàn thế giới chia sẻ những bức hình phấn khích nhất của họ trên Instagram bằng cách sử dụng chứ năng hashtag #CaptureEuphoria; những tấm hình được yêu thích nhất sẽ được sử dụng minh họa cho các đoạn quảng cáo của thương hiệu này. Chính sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào câu chuyện đã tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời. Nhà bán lẻ ModCloth cũng đã lôi kéo người hâm mộ bằng cách đề nghị họ đăng tải các trang phục củ họ mỗi ngày trên trang Style Gallery của công ty.

Một ví dụ yêu thích nữa của tôi là: công ty luật Levenfeld Pearlstein tại bang Illinois đã rất độc đáo khi lôi kéo các nhân viên tham gia vào câu chuyện lớn hơn- phân biệt công ty giống như một con người và là một thương hiệu dễ tiếp cận trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt. Thông qua nghiên cứu từ sự phân tích trang web, công ty này đã nhận thấy trang luật của công ty là một trong những trang được ghé thăm nhiều nhất trên trang web của công ty. Vì vậy, công ty đã quyết định tăng thêm sự nổi bật, tạo ra một loạt đoạn băng hình phỏng vấn trong đó các luật sư sẽ trả lời các câu hỏi bất thường kiểu như: Bạn đã từng muốn làm nghề gì khi còn nhỏ? Nếu bạn có thời gian đi du lịch, bạn sẽ đi đâu? Vật đáng giá nhất của bạn là gì? Thông điệp ở đây là: Bạn không tìm thấy cái giá áo ở đây, bạn sẽ tìm thấy những người thật và họ thông minh, coi trọng các mối quan hệ tốt đẹp.

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here