Nội Dung Chính
Bài viết bên dưới được Việt dịch từ một bài blog đăng trên Content Marketing Institute của tác giả Jodi Harris – một bài viết chi tiết với nhiều ví dụ minh họa về sự thay đổi của content marketing và các xu hướng content từ năm 2023 trở về sau. JMW xin được lược dịch và chia sẻ cùng marketer.
Cũng là một người làm nội dung, mỗi ngày khi thức dậy và khi đang trên đường đến công ty, mình luôn tự hỏi: Sau một đêm thì lĩnh vực của chúng ta đã có những gì thay đổi? Và làm sao để bản thân không bị tụt lại? Làm sao để luôn luôn nắm bắt kịp thời những thay đổi đang diễn ra?
Chính vì vậy, trong nội dung bài chia sẻ này, mình sẽ cùng bạn nhìn lại những gì đang diễn ra và tìm hiểu thêm về xu hướng content trong năm 2023, cụ thể là những loại nội dung nâng cao tương tác và trải nghiệm cùng AI.
Nội dung tĩnh (Static Content)
Trước tiên chúng ta hãy cùng nhìn lại xem các loại nội dung tĩnh đã và đang tồn tại như thế nào, và liệu nó có thật sự cần phải loại bỏ hay không.
Nội dung tĩnh bao gồm tất cả tài liệu trong danh mục của bạn như: Hồ sơ cá nhân, e-books, các landing page không được cá nhân hóa, quảng cáo biểu ngữ hoặc hội thảo trên web được ghi lại trước…
Tính năng chính của tất cả các sản phẩm này là chúng được độc quyền tác giả, được tạo ra bởi bạn và không có bất kỳ thông tin đầu vào nào từ khách hàng tiềm năng. Khi bạn đã bấm đăng tải, bài viết sẽ ở đó, không thể thay đổi, trừ khi bạn viết lại nội dung khác để thay thế.
Nếu nhìn về mặt tích cực thì nội dung tĩnh cũng có nhiều ưu điểm như: dễ dàng tạo ra mà không tốn nhiều thời gian, dễ dàng để kiểm soát, dễ dàng quảng bá hoặc chuyển đổi thành dạng nội dung khác, và điều quan trọng nhất là nó rẻ.
Và dĩ nhiên, những ưu điểm trên cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận tính tẻ nhạt của nó. Bạn có biết, sau khi khách hàng tiềm năng truy cập loại nội dung này, họ không có nhiều lý do để quay lại và thăm bạn lần nữa không? Bạn có biết tại sao không? Vì nó không phải là một cuộc trò chuyện, nó không hấp dẫn hoặc liên quan đến tính cá nhân hoá của khách hàng.
Nói một cách đơn giản, nội dung tĩnh là công cụ giao tiếp một chiều. Trong đó, về cơ bản, bạn nói chuyện với khách hàng của mình về những gì bạn muốn nói hoặc đang bán và họ chỉ có thể tiếp thu mà không thể thể hiện bất kỳ ý kiến gì. Và lý do lớn nhất khiến nội dung tĩnh không giữ chân được khách hàng của bạn đó là vì nó mang tính chất một chiều khá cao.
Nội dung tương tác và trải nghiệm
Ngược lại, bạn biết gì về nội dung tương tác và trải nghiệm đang được nhắc đến rất nhiều trên các diễn đàn, fanpage hiện nay?
Nội dung tương tác đòi hỏi sự tham gia tích cực của người xem bằng các phản ứng tương tác. Khi tương tác, dĩ nhiên bạn cần phải vận dụng các giác quan. Vì vậy mà khách hàng sẽ thực sự tiếp thu và đồng hóa những gì bạn đang cố gắng truyền đạt đến họ.
Đồng thời, nó cũng cho phép người xem cảm thấy tự do hơn, đi theo con đường của họ và đưa ra lựa chọn của riêng họ mà không phải bị xao lãng bởi bất kỳ ai.
Ví dụ, gần đây nhất VnExpress cho ra mắt bài viết tương tác mà mình thấy là rất hấp dẫn và tường minh. Bài viết dùng đồ họa để trực quan hóa các nội dung và diễn giải những vấn đề xoay quanh dòng tiền trong đại án. Bạn có thể tự kiểm chứng điều này khi đọc bài tại đây. Không chỉ mình mà có rất nhiều bình luận của các đọc giả khác khen ngợi hình thức nội dung này.
Một vài dạng nội dung tương tác và trải nghiệm
Gamifying (Ứng dụng trò chơi trong tiếp thị)
Gamifying (Ứng Dụng Trò chơi) là một trong những dạng nội dung hiệu quả nhất để nâng cao nhận thức của khách hàng trong giai đoạn đầu về một thứ mà họ vẫn còn cần phải khám phá.
Một trò chơi thân thiện với thiết bị di động sẽ có nhiều khả năng được chia sẻ, vì vậy, nó đương nhiên tiếp cận một lượng lớn khán giả mới và sành điệu.
Nếu bạn lo lắng về SEO khi chọn các dạng nội dung tương tác thì bạn có thể hoàn toàn an tâm vì nội dung tương tác không chỉ giúp “educate” khán giả mà nó cũng sẽ giúp bạn cải thiện SEO. Các trang web thân thiện với người dùng thông qua tương tác, quản lý để tăng thời gian trên trang, và đây chính là một tiêu chí quan trọng để xếp hạng website của các công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, khi người dùng trả lời những câu đố và đánh giá tính cách trên Buzzfeed hoặc Facebook, họ đang thực sự cho bạn biết họ là ai. Và nếu bạn sử dụng những công cụ đó một cách chính xác, bạn có thể khiến khách hàng chia sẻ cụ thể rằng họ muốn gì, thích hay không thích gì và họ mong đợi điều gì ở bạn.
Câu trả lời mà họ đưa ra sẽ cho phép bạn tạo các trang đích được cá nhân hóa, tận dụng tiếp thị qua email và gửi gắm thông điệp CTA hiệu quả hơn.
Ảnh và video cảm ứng đa điểm
Loại nội dung này sẽ có ích trong các ngành đòi hỏi sự trải nghiệm trước từ khách hàng, ví dụ như ô tô, quần áo, khu nghỉ dưỡng… Chỉ cần làm tốt thì bạn sẽ có được nhiều quyết định mua hàng hơn.
Infographics tương tác và trực quan hóa dữ liệu
Infographics tương tác và trực quan hóa dữ liệu là những dạng nội dung với các số liệu thống kê biết nói, nó không chỉ giúp khách hàng dễ dàng hình dung sự kiện đang xảy ra mà còn ngầm thông báo đến họ những tiềm ẩn khi các con số vượt ngưỡng. Hoặc họ sẽ “wow” lên vì phát hiện ra rất nhiều thống kê hoàn toàn vượt xa những gì họ đang nghĩ.
Nội dung tương tác phù hợp với hầu hết các mục đích tiếp thị
Tận dụng những tiến bộ công nghệ cao như cuộn video hoặc thực tế ảo chắc chắn có thể giúp thương hiệu vượt qua thực trạng nội dung dày đặc ở khắp nơi như hiện nay. Nhưng bỏ qua yếu tố thú vị, nội dung tương tác không nhất thiết phải hào nhoáng hoặc giàu tính năng (hoặc thậm chí trực tuyến) để đóng góp vào các mục tiêu kinh doanh hàng đầu của thương hiệu.
Với trọng tâm là sự phù hợp và một chút khéo léo, ngay cả những định dạng đơn giản nhất hay phức tạp nhất (trong số các định dạng mà nội dung tương tác có thể được sản xuất) đều thu hút và gắn kết người tiêu dùng. Những nội dung này giúp xác định và giải quyết các điểm khó khăn của khách hàng, dẫn dắt họ đi qua hành trình trải nghiệm phức tạp và thậm chí là tăng khả năng chuyển đổi, tăng cường lòng trung thành hiệu quả.
Giai đoạn 1: Nhận thức về thương hiệu – Brand Awareness
Nội dung tương tác không nhất thiết phải được áp dụng các loại công nghệ cao, hiện đại để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, sẽ không hại gì nếu thêm một chút hấp dẫn để liên kết tên thương hiệu với những trải nghiệm đáng mơ ước, đáng nhớ và có giá trị độc đáo in sâu vào tâm trí của khách hàng.
Để giới thiệu Creative Type, Adobe Create đã sản xuất một bài kiểm tra tương tác để giúp các nhà thiết kế và nghệ sĩ khám phá cá tính sáng tạo đặc trưng của họ. Nội dung này là một cách thông minh để chứng minh khách hàng của Adobe – những người sáng tạo – có thể sử dụng các công cụ thiết kế của Adobe để thể hiện phong cách thẩm mỹ và kỹ năng của họ một cách dễ dàng.
Creative Type nổi bật với kiểu chữ bắt mắt, hình ảnh đầy màu sắc và hoạt ảnh vui nhộn. Tính năng thông minh nhất của bài test này là tùy chọn tải xuống kết quả, gồm: Tệp ZIP bao gồm hình ảnh và nội dung phương tiện khác được định cỡ và định dạng để chia sẻ trên mạng xã hội, cũng như tệp PDF toàn trang có thể được in và đăng trên bản vẽ của người dùng. Một công được cả đôi việc, vừa thu hút khách hàng về sự mới lạ, đẹp mắt của tính năng; vừa có thể khiến họ chia sẻ rộng rãi ra cộng đồng – quả là một hình thức marketing truyền miệng hiệu quả, ít tốn kém.
Giai đoạn 2: Tăng cường tương tác – Engagement
Để thu hút sự chú ý và tăng tương tác của khách hàng tiềm năng, bạn cần sử dụng những dạng nội dung hấp dẫn cho các số liệu và thông tin để chúng dễ hiểu và dễ nhìn nhận khi so sánh. Từ đó, khách hàng của bạn sẽ có những phản hồi và bạn cần giải đáp một cách kỹ lưỡng để tăng cường sợi dây liên kế giữa thương hiệu và khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Công cụ nghiên cứu bất động sản của Idealista
Idealista – một trong những dịch vụ phân loại bất động sản trực tuyến hàng đầu của Tây Ban Nha – đã phát triển một trang web tương tác bằng cách sử dụng dữ liệu được phân tích trước đó cho một dự án nghiên cứu về xu hướng nhà ở trên khắp các thành phố. Những người mua hàng tiềm năng có thể nhập địa điểm mong muốn của họ và các tiêu chí lựa chọn khác để có được cái nhìn tổng quan về sự phát triển của giá nhà ở khu vực họ chọn.
Xét về góc độ hiệu quả, trang web này không chỉ phục vụ nhu cầu của người dùng, mà còn giúp thương hiệu được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông khác và liên kết ngược đến nghiên cứu trước đó, đồng thời không chỉ nâng cao nhận thức về thương hiệu mà còn tăng mức độ liên quan của thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, các loại nội dung có sử dụng công nghệ hiện đại như chuyến tham quan bằng video 360 độ, thực tế ảo… có thể đưa khán giả vào bối cảnh thú vị, giải trí hoặc thế giới khác mà họ muốn khám phá. Các định dạng này rất lý tưởng khi mục tiêu xây dựng/ tạo ra nội dung của bạn là mang lại những khoảnh khắc thú vị hơn là phục vụ mục đích thực dụng.
Đọc thêm: