Nội Dung Chính
Chu kỳ sống của sản phẩm
Khái niệm
Chu kỳ sống của sản phẩm là một khái niệm quan trọng của marketing. Nó giúp cho các nhà quản trị marketing hiểu rõ hơn quá trình vận động và biến đổi của sản phẩm trên thị trường. Từ đó có những chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm hợp lý.
Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
Chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm chia thành bốn giai đoạn rõ rệt:
1. Giới thiệu là giai đoạn sản phẩm đang được đưa vào thị trường. Trong giai đoạn này doanh số tăng trưởng chậm, chưa có lợi nhuận vì phải chi phí nhiều cho việc giới thiêu sản phẩm ra thị trường.
2. Phát triển là giai đoạn sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên đáng kể.
3. Sung mãn là giai đoạn doanh số tăng chậm lại, vì sản phẩm đã được hầu hết khách hàng tiềm năng chấp nhận. Lợi nhuận ổn định hoặc giảm xuống vì tăng chi phí marketing để bảo vệ sản phẩm chống lại các đối thủ cạnh tranh.
4. Suy tàn là giai đoạn doanh số có xu hướng giảm sút và lợi nhuận giảm dần. Khái niệm chu kỳ sống có thể diễn đạt qua các khái niệm loại sản phẩm(xe hơi chạy xăng). Kiểu sản phẩm(xe hơi có mui dở được). Hay nhãn hiệu sản phẩm (xe hơi Mustang). Khái niệm chu kỳ sống có cấp độ áp dụng khác nhau trong mỗi trường hợp.
Các chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm
Giai đoạn giới thiệu
Ở giai đoạn này, có 4 phương án chiến lược marketing theo chu kỳ sống có thể theo đuổi.
Chiến lược hớt váng nhanh
Là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức giá ban đầu cao và mức độ cổ động cao. Doanh nghiệp tính giá cao để đảm bảo lãi gộp tính trên đơn vị sản phẩm ở mức cao nhất.
Chiến lược này thường được dùng khi phần lớn thị trường tiềm năng chưa biết đến sản phẩm. Những người đã biết đến sản phẩm mong muốn có được sản phẩm và sẳn sàng trả giá cao để mua được sản phẩm đó. Doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh tiềm tàng. Và khi doanh nghiệp muốn tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu.
Chiến lược hớt váng chậm
Là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức giá ban đầu cao và mức độ cổ động thấp.
Chiến lược này được áp dụng khi thị trường có qui mô hạn chế. Phần lớn thị trường đã biết đến sản phẩm. Người mua sẳ sàng trả giá cao. Và cạnh tranh tiềm tàng chưa có khả năng xảy ra.
Chiến lược thâm nhập nhanh
Là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức độ cổ động cao và mức giá ban đầu thấp. Với hy vọng đạt được tốc độ thâm nhập nhanh và thị phần lớn nhất.
Chiến lược này chỉ phù hợp khi thị trường lớn và chưa biết đến sản phẩm. Hầu hết mọi người mua đều nhạy cảm đối với giá cả. Thị trường tiềm ẩn khả năng cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và tích lũy được kinh nghiệm sản xuất.
Chiến lược thâm nhập chậm
Là chiến lược tung sản phẩm mới ra thị trường với mức giá ban đầu thấp và mức độ cổ động thấp.
Chiến lược này thích hợp với thị trường có nhu cầu co dãn mạnh theo giá, nhưng ít co dãn theo các yếu tố cổ động. Thị trường có qui mô lớn,đã biết rõ sản phẩm. Và có khả năng tranh tiềm tàng.
Giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn phát triển, doanh nghiệp có thể triển khai một số chiến lược marketing để kéo dài thêm mức độ phát triển nhanh chóng của thị trường.
- Chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường thêm những đặc tính mới và mẫu mã mới cho sản phẩm.
- Chiến lược thâm nhập vào những phân đoạn thị trường mới.
- Chiến lược mở rộng phạm vi phân phối hiện có và tham gia vào những kênh phân phối mới.
- Chiến lược chuyển mục tiêu quảng cáo từ giới thiệu mặt hàng sang tạo niềm tin và sự ưa thích sản phẩm.
- Chiến lược giảm giá đúng lúc để thu hút những khách hàng nhạy cảm với giá cả.
Giai đoạn sung mãn
Đổi mới thị trường
Doanh nghiệp cố gắng làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm hiện có theo hai hướng. Tăng số người sử dụng sản phẩm. Hai là tăng mức sử dụng của mỗi người.
Tăng số người sử dụng sản phẩm có thể bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới. Thâm nhập vào những phân đoạn thị trường mới. Hay giành lấy khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.
Tăng mức độ sử dụng của những khách hàng hiện có bằng cách thuyết phục họ sử dụng thường xuyên hơn. Mỗi lần sử dụng với số lượng nhiều hơn. Phát hiện ra những công dụng mới và sử dụng sản phẩm theo nhiều cách. Định vị lại nhãn hiệu sản phẩm nhằm thu hút một phân đoạn thị trường lớn cung là một cách.
Đổi mới sản phẩm
Chiến lược tăng cường chất lượng nhắm nâng cao sản phẩm như độ bền, độ tin cậy, hương vị, tốc độ.
Chiến lược tăng cường đặc tính nhằm tăng thêm những tính chất đặc trưng mới để làm tăng thêm công dụng, sự đa dạng, mức độ an toàn hoặc sự thuận tiện của sản phẩm.
Chiến lược cải tiến kiểu dáng nhằm làm tăng tính hấp dẫn về thẩm mỹ của sản phẩm.
Cải tiến marketing
Các nhà quản trị marketing cũng có thể kích thích doanh số bằng cách cải tiến một vài yếu tố trong marketing – mix.
Giá cả: Doanh nghiệp cần cân nhắc những khả năng có thể giảm giá bán để thu hút khách hàng.
Phân phối: Doanh nghiệp cần tìm cách tranh thủ được sự hỗ trợ sản phẩm và khả năng trưng bày nhiều hơn ở các trung gian bán lẻ. Hay có thể hướng sang những kênh phân phối quy mô lớn.
Cổ động: Doanh nghiệp cần xem xét những cơ hội quảng cáo hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cũng nên sử dụng những công cụ và hình thức khuyến mãi năng động hơn,…
Dịch vụ: Doanh nghiệp cũng có thể cung ứng những dịch vụ mới và chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Giai đoạn suy tàn
Với mỗi sản phẩm đang ở giai đoạn suy tàn, các nhà quản trị phải quyết định xem nên thực hiện chiến lược marketing theo chu kỳ sống như thế nào: duy trì, thu hoạch vét hay loại bỏ.
Thứ nhất, doanh nghiệp có thể duy trì bằng cách đầu tư thêm với hy vọng các đối thủ cạnh tranh sẽ từ bỏ ngành này.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể quyết định thu hoạch nốt sản phẩm. Nghĩa là cắt giảm các loại chi phí (cơ sở và thiết bị, bảo trì, R&D, quảng cáo, số lượng nhân viên bán hàng). Nếu thành công, giải pháp này cũng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn.
Cuối cùng, doanh nghiệp cũng có thể loại bỏ hẳn sản phẩm ra khỏi danh mục sản phẩm của mình. Hay bán nó cho một doanh nghiệp khác.