Nội Dung Chính
Brand Equity là gì?
Brand Equity được hiểu là tài sản thương hiệu. Định nghĩa này đề cập đến tổng giá trị của thương hiệu như một tài sản riêng. Những giá trị tài sản thương hiệu được xác định bởi nhận thức của người tiêu dùng và trải nghiệm của khách hàng liên quan đến hình ảnh thương hiệu.
Tài sản thương hiệu thường được phản ánh trong cách khách hàng nhìn, cảm nhận và hành động đối với thương hiệu. Hiệu quả của tài sản vô hình này cũng được nhìn thấy trong sổ sách tài chính như thị phần, giá cả, nhu cầu và lợi nhuận.
Các thành phần của Brand Equity là gì?
Tài sản thương hiệu thường bao gồm nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), lòng trung thành đối với thương hiệu (Brand Loyalty), chất lượng cảm nhận (Quality), sự liên kết thương hiệu (Brand Associations) và các tài sản khác như bằng sáng chế, nhãn hiệu và các kênh truyền thông. Nó liên quan đến việc thực hiện lời hứa mà doanh nghiệp mang tới khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt lặp đi lặp lại với khách hàng của doanh nghiệp.
Nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness)
Bước đầu tiên của quá trình xây dựng tài sản thương hiệu là xây dựng nhận thức về thương hiệu. Nhận thức về thương hiệu là khi khách hàng nhớ mặt đặt tên được thương hiệu và có thể liên kết nó với sản phẩm/danh mục cụ thể.
Sự liên kết thương hiệu (Brand Associations)
Sự liên kết thương hiệu là bất cứ điều gì mà khách hàng nghĩ đến hoặc liên quan đến thương hiệu. Tương tác với thương hiệu làm phát sinh các sự liên kết cần thiết. Đó có thể là nhân viên, màu sắc thương hiệu, quảng cáo, giọng nói, ngôn ngữ… Ví dụ, chúng ta có xu hướng liên kết màu đỏ với McDonalds và sự hạnh phúc với thương hiệu Coca Cola.Quảng cáo, sự hiện diện trực tuyến và ngoại tuyến, và các tương tác trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán làm phát sinh các liên kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Sự liên kết này rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì nó không chỉ dẫn đến doanh số lặp đi lặp lại mà còn giúp doanh nghiệp tiếp thị truyền miệng một cách hiệu quả.
Chất lượng (Quality)
Một trong những điều kiện tiên quyết chính để xây dựng tài sản thương hiệu vững chức là việc thực hiện lời hứa thương hiệu – đó chính là chất lượng. Khách hàng đánh giá thương hiệu bằng cách so sánh sản phẩm/dịch vụ với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở các thông số định tính và định lượng nhất định.
Trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience)
Trải nghiệm thương hiệu là tổng hợp kinh nghiệm của khách hàng với sản phẩm được cung cấp và thương hiệu nói chung. Nó bao gồm các trải nghiệm trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán cùng với các trải nghiệm với sản phẩm được cung cấp. Khách hàng có trải nghiệm thương hiệu tốt chắc chắn sẽ xem xét thương hiệu vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sự ưa thích thương hiệu (Brand Preference)
Sự ưa thích thương hiệu là một trong những chỉ số chính của tài sản thương hiệu mạnh trên thị trường. Một thương hiệu được ưa thích có thể tính phí nhiều hơn cho cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, công ty cần đảm bảo rằng khách hàng có sự liên kết và trải nghiệm thương hiệu tốt.
Lòng trung thành đối với thương hiệu (Brand Loyalty)
Một người trung thành với thương hiệu sẽ liên tục chọn một thương hiệu, và điều này lặp đi lặp lại. Khách hàng trung thành không chỉ dẫn đến doanh số lặp đi lặp lại, mà họ còn là nguồn tiếp thị truyền miệng tốt nhất đối với doanh nghiệp.