Các thông số máy ảnh cần biết cho những người đam mê nhiếp ảnh

0
423

Bạn có từng thất vọng khi những bức ảnh mình chụp không đẹp như mong muốn? Bạn thấy bối rối trước hàng tá các thông số kỹ thuật mà các nhà sản xuất máy ảnh tung ra? Đừng lo lắng!

Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững các thông số máy ảnh quan trọng để chụp được những bức hình đẹp hơn. Dù bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, hay chỉ là một người đam mê chụp lại mọi khoảnh khắc, thì bài viết này dành cho bạn.

Cùng tìm hiểu các thông số cơ bản của máy ảnh trong bài viết này và thực hành điều chỉnh chúng ngay nhé!

Định dạng ảnh và chất lượng

Như chúng ta có thể thấy rằng hình ảnh có thể tồn tại ở dưới rất nhiều định dạng khác nhau. Việc chọn được định dạng phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho quá trình đăng tải, chia sẻ, hay in ấn.

Một số định dạng phổ biến mà chúng ta thường dùng cho ảnh như PNG, JPEG, GIF, RAW,… Định dạng ảnh của máy ảnh thường có hai kiểu chính là JPEG và RAW.

Các định dạng ảnh phổ biến

Định dạng JPEG (JPG): là định dạng ảnh được dùng phổ biến nhất. Sự kết hợp của 3 sắc đỏ, xanh dương và xanh lá trong định dạng này có thể tạo nên 256 màu đến hàng triệu màu. Bởi vậy, định dạng này trở thành định dạng được dùng nhiều nhất cho máy ảnh ngày nay.

Ngoài ra, định dạng này sử dụng thuật toán “lossy compression” để lưu ảnh. Nó giúp tiết kiệm dung lượng hơn nhờ nén file dữ liệu ảnh nhưng chính điều đó khiến chất lượng ảnh giảm đi.

Định dạng RAW: đây là định dạng ảnh thường được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng bởi tính chân thực của bức ảnh so với đời thực. Ở định dạng này, nó sẽ lưu lại toàn bộ cảm biến máy ảnh nhận được để cho ra bức ảnh giống thực nhất có thể.

Với loại định dạng này, bạn có thể dễ dàng xử lý hậu kỳ ảnh để cho ra những bức ảnh đẹp chân thực mà lại huyền ảo. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là tốn dung lượng lưu chữ vì dung lượng ảnh lớn.

Các chế độ chụp

Về cơ bản, một chiếc máy ảnh sẽ có 3 chế độ chụp khác nhau để bạn có thể sử dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Các chế độ này thường được điều chỉnh bằng núm xoay nằm trên đỉnh máy (tùy loại). Ba chế độ chụp ảnh đó là:

Các chế độ chụp tự động theo khung có sẵn

Chế độ Night: sử dụng để chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ban đêm, máy ảnh có thể tự động điều chỉnh ISO cao để tăng độ sáng của hình ảnh, giúp tái tạo màu sắc rõ ràng hơn.

Chế độ Portrait: được sử dụng để chụp ảnh chân dung, tập trung vào việc lấy nét chính xác vào khuôn mặt và làm mờ phần nền. Một số máy ảnh còn có tính năng tự động loại bỏ hiện tượng mắt đỏ trong chế độ này.

Chế độ Landscape: được sử dụng khi muốn chụp phong cảnh, nơi ánh sáng đủ và không gian rộng mở để tạo ra những bức ảnh hùng vĩ và tuyệt đẹp hơn.

Chế độ Sport: dành riêng cho chụp ảnh thể thao, giúp bắt những hình ảnh có đối tượng chuyển động nhanh một cách rõ ràng, giảm mờ nhòe và đạt tốc độ chụp tối đa bằng cách tăng tốc độ chụp của máy ảnh.

Chế độ Flower: dành riêng cho những bức hình có hoa.

Chế độ Macro: máy sẽ chụp cận cảnh với khẩu độ lớn để chụp rõ nét các vật nhỏ như côn trùng, giọt nước,…

Chế độ chụp nâng cao

Với các chế độ chụp nâng cao này, bạn cần phải để ý đến các thông số máy ảnh quan trọng và điều chỉnh chúng để có một bức ảnh hoàn hảo:

Chế độ Apecture Priority (A/Av): dùng để điều chỉnh hiệu ứng bokeh, khi muốn làm nhòe hậu cảnh trong khi mọi thứ trong khung hình vẫn đúng nét.

Chế độ Programme (P): chế độ chụp được lập trình bằng tay, với các thông số máy ảnh cần người dùng thiết lập như ISO, EV (phơi sáng), bật tắt flash,… để từ đó máy ảnh sẽ tính toán thông số tốc độ hay độ mở ống kính phù hợp.

Chế độ Shutter speed Priority (S/Tv): dùng chế độ này khi muốn “dừng hình”, hay kiểm soát chuyển động của đối tượng, hãy chú ý đến điều chỉnh cửa trập, khẩu độ.

Chế độ Manual (M): đây là chế độ chỉnh tay hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm và mục đích chụp ảnh của bạn.

Khẩu độ (thông số F)

Khẩu độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ sâu trường ảnh và khả năng tái hiện chi tiết của một bức ảnh.

Vậy khẩu độ là gì? Khẩu độ là độ mở của các lá khẩu tích hợp bên trong ống kính máy ảnh để điều chỉnh lượng ánh sáng được cho phép đi vào máy ảnh. Nó ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh, tức là phạm vi mà các đối tượng trong ảnh được coi là sắc nét.

Khẩu độ là gì

Khẩu độ nhỏ (số F lớn) sẽ tạo ra độ sâu trường lớn, tức là mọi đối tượng trong bức ảnh (cả phía trước và phía sau đối tượng chính) đều sắc nét.

Ngược lại, khẩu độ lớn (số F nhỏ) sẽ tạo ra độ sâu trường hẹp, trong đó chỉ có một phạm vi nhỏ là sắc nét, trong khi phần còn lại mờ đi. Hiện tượng này còn gọi là bokeh (nhòe hậu cảnh) để làm mờ nền và nổi bật đối tượng ảnh chính.

Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập là thông số giúp bạn kiểm soát chuyển động của đối tượng khi chụp ảnh. Nó quyết định thời gian mà màn trập mở ra để cho ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Tác dụng của nó là “đóng băng” hay “làm mờ” chuyển động trong một bức ảnh.

Tốc độ màn trập nhanh (1/1000 giây trở lên) sẽ đóng băng chuyển động, tạo ra những bức ảnh rõ nét và sắc nét. Ví dụ một vận động viên đang chạy với tốc độ cao vẫn sẽ được chụp lại rõ nét.

Trong khi đó, tốc độ màn trập chậm (1/30 giây trở xuống) sẽ làm mờ chuyển động, tạo ra hiệu ứng muốn nhấn mạnh động đậy hoặc tạo ra hiệu ứng dòng chảy mờ.

Tóm lại, tốc độ càng cao thì lượng ánh sáng đi vào càng giảm, ảnh sẽ thiếu ánh sáng và máy ảnh sẽ bắt được đối tượng rõ nét hơn. Ngược lại, tốc độ màn trập thấp, lượng ánh sáng vào càng nhiều tới mức dư sáng làm vật thể di chuyển bị nhòe.

Độ nhạy sáng ISO

Độ nhạy sáng ISO là thông số quan trọng để điều chỉnh cường độ ánh sáng vào máy ảnh.

ISO đo lường độ nhạy sáng của cảm biến ảnh trong máy ảnh, nó được thể hiện thông qua các con số 100, 200, 800,… Dải ISO tiêu chuẩn trong khoảng từ 100 đến 6400.

Độ nhạy sáng ISO càng cao, cảm biến sẽ nhạy sáng hơn và bắt được nhiều ánh sáng hơn, cho phép bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Bởi vậy, khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, cần tăng ISO để cung cấp đủ ánh sáng cho cảm biến.

Đồng thời độ nhạy sáng ISO cao sẽ có khả năng xuất hiện nhiễu trong ảnh. Do đó, khi chụp trong điều kiện ánh sáng đủ, lựa chọn ISO thấp sẽ giúp giảm nhiễu và tăng độ chi tiết của ảnh.

Thông số máy ảnh để chỉnh độ nét

Để đảm bảo độ nét chính xác của ảnh, thông số đo lường độ nét là một yếu tố quan trọng trong máy ảnh. Dưới đây là những điều bạn cần biết về thông số này:

Focus (lấy nét đối tượng): dùng để điều chỉnh độ rõ của máy ảnh giúp nó chụp rõ hơn.

Manual Focus: là chế độ chỉnh nét bằng tay. Chúng ta thường dùng chế độ này trong trường hợp camera không thể tự động lấy nét, hay thiếu ánh sáng khiến máy lấy nét không đúng, hoặc do một số nguyên nhân khác. Ngoài ra, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng chế độ này để tự do điều chỉnh và sáng tạo cho ảnh chụp.

Auto Focus (AF): Tính năng lấy nét tự động của máy ảnh cung cấp nhiều tùy chọn như Multi AF, Center (lấy nét ở trung tâm ảnh) hoặc Spot AF (lấy nét vào một điểm cụ thể do người dùng chọn). Điều quan trọng cần lưu ý rằng đây là chế độ lấy nét dựa trên độ dài tiêu cự.

Metering Mode (Chế độ đo sáng): giúp máy ảnh đánh giá được độ sáng tối của hình ảnh. Thông thường, máy ảnh kỹ thuật số cung cấp nhiều chế độ đo sáng để thích ứng với các tình huống chụp khác nhau.

Focus mode: Chế độ lấy nét cùng Continuous AF (lấy nét liên tục ngay cả khi không chụp ảnh) và Single AF (chỉ lấy nét khi nhấn một nửa nút chụp).

Thông số tiêu cự

Tiêu cự là đoạn khoảng cách từ trung tâm ống kính đến mục tiêu chụp. Nó ảnh hưởng đến góc nhìn và phạm vi của ảnh, từ góc rộng cho đến zoom.

Đối với máy ảnh có ống zoom thì trên ống kính sẽ có vòng xoay để thay đổi tiêu cự xa, gần (phóng to, thu nhỏ). Trên vòng xoay sẽ có các con số giúp bạn xác định được bạn đang sử dụng tiêu cự nào.

Đối với ống kính cố định không có ống zoom (ống lens fix) thì máy chỉ có một tiêu cự duy nhất.

Nếu bạn muốn chụp cảnh rộng và lấy toàn cảnh, bạn nên lựa chọn tiêu cự nhỏ. Trong khi đó, nếu bạn muốn chụp từ xa hoặc chụp chân dung, lựa chọn tiêu cự càng lớn thì bức ảnh càng được xóa phông tốt.

Thông số chỉnh sáng sáng của máy ảnh

Thông số chỉnh sáng sáng cho phép bạn điều chỉnh độ sáng của ảnh so với độ sáng mặc định được đo bằng máy ảnh. Bằng cách tăng hoặc giảm ánh sáng, bạn có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng đặc biệt hoặc cân bằng độ sáng của ảnh.

Thông số máy ảnh này cho phép bạn tạo ra hiệu ứng ánh sáng như ánh sáng mờ, ánh sáng đậm hoặc tạo điểm nhấn ánh sáng. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn cân bằng độ sáng của ảnh để đảm bảo rằng các vùng bóng và vùng sáng không bị mất chi tiết quan trọng.

Chỉnh độ phơi sáng của máy ảnh (Exposure)

Ở chế độ tự động cân bằng độ phơi sáng của camera, đôi lúc độ phơi sáng của các bức ảnh không được chính xác khi hậu cảnh quá tối hoặc quá sáng. Bởi vậy, chúng ta cần thiết lập độ phơi sáng để can thiệp vào việc tăng hoặc giảm mức độ sáng/ tối của bức ảnh.

Trên các dòng máy ảnh thông thường, 0 sẽ là giá trị bình thường, (-) là giảm sáng, và (+) sẽ là tăng sáng.

Một số mẹo để chỉnh độ phơi sáng của máy ảnh (Exposure):

  • Điều chỉnh giá trị độ phơi sáng bằng cách tăng hoặc giảm độ mở khẩu và tốc độ màn trập.
  • Theo dõi chỉ số đo độ phơi sáng trên màn hình LCD hoặc trong viewfinder của máy ảnh để xem hiệu quả của các thay đổi bạn thực hiện.
  • Thử nghiệm và điều chỉnh độ phơi sáng cho đến khi bạn đạt được mức độ sáng phù hợp và đúng ý muốn cho bức ảnh.

Cân bằng trắng WB (White Balance)

Cân bằng trắng WB (White Balance) là quá trình điều chỉnh cài đặt trên máy ảnh để đảm bảo màu sắc chính xác và tự nhiên của ảnh đúng với sắc trắng mà mắt người cảm nhận được.

Bạn có thể cân bằng trắng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh ánh sáng cụ thể như WB hình bóng đèn tròn, đèn huỳnh quang, dưới mây, đèn flash.

Máy ảnh có các chế độ cân bằng trắng khác nhau, bao gồm:

  • Chế độ tự động (Auto WB): để máy ảnh tự động cân bằng trắng dựa trên điều kiện ánh sáng.
  • Các chế độ cài đặt trước khác nhau như ánh sáng ban ngày (Daylight), ánh sáng bóng dâm (Cloudy), cân bằng trong ánh sáng điện (Tungsten), ánh sáng huỳnh quang (Fluorescent), và hơn thế nữa.
  • Ngoài ra, máy ảnh cũng cung cấp chế độ tùy chỉnh (Custom WB) cho phép bạn tạo cài đặt cân bằng trắng riêng dựa trên mẫu màu trắng trong điều kiện ánh sáng cụ thể.

Lưu ý: Các thông số máy ảnh mà chúng tôi liệt kê trong bài viết này chỉ là các thông số kỹ thuật cơ bản. Nó có thể áp dụng tương đối với nhiều kiểu camera khác nhau. Các thông số kỹ thuật chuyên sâu sẽ phụ thuộc vào hãng hay loại máy ảnh mà bạn sử dụng nhé.

Dịch vụ content facebook: Ms. Thảo – 0943538282

Email: lienhe@achaumedia.vn

Web: achaumedia.vn

Đọc thêm: Bí quyết nào đã làm nên một Toyota huyền thoại?

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here