Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam một lần nữa đạt mức kỷ lục trong Q1 2019

0
721

Tăng 7 điểm so với quý cuối năm 2018, Việt Nam một lần nữa đạt mức kỷ lục trong Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (Consumer Confidence Index – CCI), với 129 điểm phần trăm (pp).

Theo số liệu thống kê mới nhất được thực hiện bởi The Conference Board®Global Consumer Confidence™ với sự hợp tác cùng Nielsen, công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu, trong quý đầu tiên năm 2019, Việt Nam đã vượt qua Indonesia để vươn lên vị trí thứ 3 trên thế giới với chỉ số niềm tin người tiêu dùng chỉ đứng sau Philippines và Ấn Độ, với số điểm lần lượt là 133 và 132.

So với quý 4 năm 2018, điểm số CCI của Việt Nam có mức tăng lớn nhất ở châu Á Thái Bình Dương, khiến Việt Nam trở thành quốc gia lạc quan thứ 3 trên toàn cầu, đây là một tín hiệu rất lạc quan so với mức giảm điểm CCI của quý trước.

Trong quý này, toàn cầu và khu vực đã trải qua xu hướng CCI ổn định (lần lượt là -1pp và + 1pp so với Q4 2018). Trong bối cảnh đó, mức độ lạc quan chung của Việt Nam đã cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực (hơn 12pp so với khu vực). Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines vượt qua Ấn Độ để có điểm số CCI cao nhất, với 133 điểm trong khi Singapore là quốc gia có số điểm CCI giảm lớn nhất trong Q1 2019 (-4 pp so với Q4 2018) và kết thúc năm với 92 điểm.

Mức độ lạc quan của người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn ngang bằng với quý 3 năm ngoái, cao hơn mức trung bình toàn cầu và khiến Việt Nam một lần nữa đạt kỷ lục CCI. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là tác động của sự lạc quan đối với cơ hội việc làm và tài chính cá nhân, cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu của người Việt Nam.

Sự gia tăng đáng kể điểm số này cho thấy rằng người tiêu dùng tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực cho bản thân và gia đình họ. Nhà sản xuất và bán lẻ cần nắm bắt các xu hướng mới nhất trong thị trường tiêu dùng và cần hành động nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của người tiêu dùng”, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam cho biết.

Người tiêu dùng việt nam đã lạc quan hơn về cơ hội việc làm, an tâm về vấn đề tài chính và mức sẵn sàng chi tiêu thấy rõ

Trong quý đầu tiên của năm 2019, tất cả các yếu tố chính tác động đến chỉ số NTD Việt Nam, bao gồm cơ hội việc làm, an tâm về tài chính và mức sẵn sàng chi tiêu đã tăng đáng kể. Khoảng ba phần tư số người được khảo sát tin rằng họ sẽ có cơ hội việc làm tốt hoặc xuất sắc (80%, + 5% so với Q4 2018) hoặc sẽ có tình hình tài chính tốt hoặc xuất sắc trong 12 tháng tới (82%, + 6% so với Quý 4 năm 2018). Trong cùng thời gian, 67% số người được hỏi xác nhận rằng họ đã sẵn sàng chi tiêu, tăng 4% so với quý trước.

Mặc dù giảm nhẹ nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục đứng đầu tại Châu Á Thái Bình Dương trong quý 1 năm 2019 về xu hướng tiết kiệm (75%, -3% so với Q4 2018), tiếp theo là Hồng Kông (68%), Philippines (68%) và Trung Quốc (67%). Tuy nhiên, sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, người tiêu dùng Việt Nam đã háo hức chi tiêu cho các mặt hàng có giá trị lớn vì họ muốn có một cuộc sống tốt hơn, ví dụ như quần áo mới hoặc các kỳ nghỉ/ du lịch. Tuy nhiên, trong quý này, các hoạt động giải trí bên ngoài đã giảm vừa phải (46%, -2% so với Q4 2018), rơi từ hạng 4 xuống hạng 6 và được thay thế bởi 2 yếu tố sản phẩm công nghệ mới và nâng cấp/ trang trí nhà cửa. Người tiêu dùng Việt Nam có nhiều khả năng chi tiêu cho các sản phẩm công nghệ mới (47%, + 4% so với Q4 2019) và các gói bảo hiểm y tế (40%, + 4% so với Q4 2019). “Với xu hướng chi tiêu cao hơn cho bảo hiểm y tế (40%), người tiêu dùng Việt Nam không chỉ quan tâm nhiều đến sức khỏe mà còn hành động để bảo vệ sức khỏe và chuẩn bị cho tương lai”, bà Quỳnh giải thích thêm. Chỉ số của yếu tố nâng cấp/ trang trí nhà cửa cũng tăng mạnh, 8% so với Q4 2018 lên 47% trong quý này vì thời điểm này có kì nghỉ Tết và người tiêu dùng có xu hướng trang trí, nâng cấp ngôi nhà của mình để chào đón năm mới.

Công việc ổn định và sức khỏe vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt

Trong quý 1 2019, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục chọn mức độ an tâm về công việc (46%, + 3% so với Q4 2018) và sức khỏe (44%, + 1% so với Q4 2018) là hai yếu tố họ quan tâm nhất trong bảng xếp hạng. Tình hình kinh tế đã vượt qua vấn đề cân bằng cuộc sống để trở thành yếu tố thứ ba được quan tâm nhất của người tiêu dùng (27%, + 7% so với Q4 2018).

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here