Jack Welch và những chiến lược khác biệt

0
691

Không có con đường bằng phẳng cho hoài bão và ước mơ. Jack Welch là một bằng chứng sống cho quan điểm này. Cuộc đời và sự nghiệp của Welch như một câu chuyện về một người đàn ông may mắn và đầy nghị lực.

Welch là một kiểu người khác thường, không phải là hình mẫu của một giám đốc tiêu biểu. Ông đã phạm sai lầm nhưng vẫn tiến lên phía trước, sống sót và thậm chí thành công vang dội ở một trong những công ty nổi tiếng nhất thế giới: General Electric (GE).

Jack Welch bắt đầu làm cho GE vào năm 1960 với vai trò nhân viên trong nhóm nghiên cứu và phát triển một loại nhựa mới. Ngay từ đầu, Welch đã tỏ ra khác biệt. Ông quyết tâm đấu tranh chống lại nạn quan liêu và sống cương trực mặc dù biết rằng như thế đồng nghĩa với nguy cơ bị sa thải.

Thành công đến với ông khi 10 năm sau, Welch trở thành tổng giám đốc bộ phận sản xuất nhựa. Bộ phận này do Welch lãnh đạo đã mang lại thu nhập xuất sắc cho GE, chiếm 20% tổng thu nhập cho toàn GE.

Vì thế, Welch bắt đầu thu hút được nhiều sự chú ý, đặc biệt là sự quan tâm đến từ vị chủ tịch GE khi đó là Reg Jones, người được mệnh danh là doanh nhân được kính trọng nhất tại Mỹ khi đó, đã ủng hộ ông ra tranh chức vụ cao nhất của GE.

Năm 1981, Welch được bầu làm CEO. Ngày ông chính thức bước lên ngôi vương cao nhất, hai tờ báo nổi tiếng là Washington Post hay Wall Street đưa ra lời tiên đoán u ám cho tương lai của GE. Hầu như không có một sự tin tưởng lớn nào dành cho ông.

Mặc dù gặp phải một vài thất bại, GE vẫn phát triển lớn gấp 6 lần dưới thời quản lý của Welch. Năm cuối trước khi về hưu, GE đạt lợi nhuận kỷ lục là 12,7 tỷ đô la trên 130 tỷ doanh thu vào năm 2000 và được mệnh danh là “Công ty kinh doanh hiệu quả nhất thế giới.”

Với thành công tại GE, Welch được xem là nhà quản lý xuất sắc của thế kỷ 20 và là một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn cầu. Chính con người không được kỳ vọng cao này đã thay đổi thế giới qua những phương pháp khác biệt, mang đậm phẩm chất của sự chính trực, thông minh và nghị lực.

Những chiến lược khác biệt của Welch

Ngày nay, ý tưởng ‘con người đi trước, mọi thứ khác đi sau’ đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng vào thời của Welch, chiến lược này còn khá mới mẻ. Khi bắt đầu vai trò CEO, Welch thú nhận rằng ông đã không có một kế hoạch cụ thể nào cho đường hướng sắp tới của công ty.

Ông chỉ biết là mình muốn thay đổi nhận thức của mọi người. Đối với Welch, vấn đề cốt lõi là ở chỗ con người. Có được người giỏi nhất, bạn sẽ có được những ý tưởng độc đáo nhất. Một khi những ý tưởng được chăm chút và trao đổi trong môi trường không giới hạn, đó sẽ là môi trường làm việc tốt nhất trên thế giới.

Welch được xem là nhà quản lý xuất sắc của thế kỷ 20 và là một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn cầu.

Theo Welch, bất kỳ ý tưởng nào cũng đáng theo đuổi, cho dù nó xuất phát từ đâu. Từ nhân viên, chuyên viên hay nhà quản lý của GE. Thậm chí, ý tưởng bên ngoài công ty cũng đáng để xem xét. Welch sẽ có cách để tận dụng những ý tưởng đó và ông gọi đó là hành vi sao chép ý tưởng hợp pháp.

Bên cạnh đó, ông dành nhiều thời gian để tinh gọn bộ máy công ty, cố gắng giảm biên chế những người làm việc không hiệu quả và tìm kiếm nhân tài. Welch là người mở đường cho quy định cắt giảm biên chế 10% nhân viên hàng năm. Ông quan niệm rằng với bộ máy hoạt động cồng kềnh, mọi người sẽ giám sát nhau thay vì phải giám sát công việc của mình.

Chiến lược này của ông tạo ra bầu không khí sợ sệt cho nhân viên. Theo kết quả khảo sát nhân sự tại GE, hầu hết nhân viên đều muốn có thêm người chứ không muốn bớt. Họ nghĩ lực lượng hùng hậu sẽ làm việc hiệu quả. Quan niệm cũ khuyến khích số lượng. Còn Welch chú trọng vào chất lượng và kết quả.

Nhân viên xem chiến lược này thật tàn nhẫn và khắt khe. Nhưng hệ thống này lại mang hiệu quả đến kỳ lạ, bởi bây giờ họ biết mình phải làm gì tại GE. Sự cạnh tranh tạo ra những con người kiệt xuất với những kết quả phi thường bằng những việc làm bình thường. Nhân viên tại GE đã chế biến ly nước chanh tươi ngon từ quả chanh chua của Welch.

Một chiến lược khác thúc đẩy động lực cho nhân viên từ Welch là mỗi bộ phận phải nắm giữ vị trí số một hoặc vị trí số hai của nghành, nếu không sẽ bị bán đi. Điều này tạo ra sự tập trung và một tinh thần cạnh tranh mãnh liệt trong nhân viên bởi họ biết rằng cách duy nhất để không bị tụt hậu là không ngừng phát triển.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here