Tăng cường tương tác bằng marketing đa màn hình

0
605

“Marketing Multiscreen” là cách kể chuyện mà các thương hiệu sử dụng để tiếp cận người dùng trên nhiều nền tảng, đa màn hình để tăng cường tương tác với người dùng bằng thế mạnh của mỗi phương tiện.

Báo cáo MillwardBrown của AdReaction 2014 mô tả người dùng “multiscreen” điển hình đang có xu hướng sử dụng màn hình thứ hai vì nhàm chán, thói quen hoặc để liên lạc hiệu quả hơn. Họ dành 2 trong 7 tiếng mỗi ngày xem một màn hình số trong khi vẫn xem tivi.

Nghiên cứu cũng cho thấy, người tiêu dùng “multiscreen” dễ tiếp thu nhất là micro-video, quảng cáo truyền hình tương tác và các quảng cáo ứng dụng di động. Digital TV Research dự báo, tổng số lượng người xem truyền hình tương tác đa màn hình “multiscreen” tại 51 quốc gia sẽ tăng từ 5,6 tỷ người năm 2010 lên 11,32 tỷ người vào năm 2020.

Cụ thể, đến năm 2020, trên toàn cầu sẽ có 3,98 tỷ người xem truyền hình và video qua PC hoặc laptop, tăng 80% so với năm 2013; 1,53 tỷ người xem qua smartphone; xem trên tablet là khoảng 1,1 tỷ người.

Mặc dù tiếp tục là thiết bị thống trị về số lượng người xem (cả về số lượng và thời gian xem) nhưng theo dự báo của Digital TV Research, vào năm 2020, số người xem tivi sẽ chỉ còn 42%, giảm khá nhiều so với tỷ lệ 73% năm 2010.

Một chiến dịch “multiscreen” có thể lấy ví dụ như một quảng cáo truyền hình có liên kết đến trang web của thương hiệu, hoặc quảng cáo hiển thị Google được thúc đẩy bằng ứng dụng điện thoại di động hoặc truyền thông xã hội như Facebook và Twitter.

Quảng cáo trực tuyến đang thúc đẩy quảng cáo truyền hình tối ưu hóa trên màn hình PC, tablet, smartphone và các thiết bị khác, thậm chí trước khi quảng cáo truyền hình được phát sóng. AMC đã rất thành công với chiến lược multiscreen “The Walking Dead” khi thu hút tới 16,1 triệu người xem sự ra mắt của Season 4!

Chương trình này thu hút người xem bằng một chiến dịch multiscreen bao gồm tivi, Facebook, Twitter và một trò chơi trực tuyến. Người xem có thể đặt câu hỏi trực tuyến với các diễn viên vừa chơi game với nhau. Một chiến dịch multiscreen thành công khác là của Nike trong Olympic 2012.

Các nội dung được người hâm mộ tạo ra và cảnh quay đã được tổng hợp thành các Nike + “Fuelstream” hiển thị và tương tác qua Tweets, Instagrams, bài viết…

Từ các thành công này có thể rút ra kinh nghiệm là marketing multiscreen phải nằm trong một kế hoạch tổng thể. Các marketer phải kết hợp một sự pha trộn sáng tạo của hashtags, mạng xã hội, nội dung người dùng trên nhiều màn hình để làm cho chiến dịch marketing mang hơi thở sống động của cuộc sống.

Ngoài ra, để có một chiến dịch marketing multiscreen thành công, có thêm một số lưu ý sau:

  • Tìm chính xác nơi người tiêu dùng tiềm năng sinh sống, làm việc. Trộn các biểu ngữ web, trung gian, các đơn vị quảng cáo đa phương tiện, và nhiều hơn nữa để cung cấp một trải nghiệm hấp dẫn và phù hợp.
  • Không tự động nghiêng về một màn hình (tivi) trong khi bỏ qua hành vi tiêu dùng thực tế. Chọn các phương tiện truyền thông truyền hình hiệu quả nhất để đạt được phạm vi và kênh tương tác phù hợp.
  • Chú ý nhiều hơn tới màn hình smartphone để tạo ra dư luận. Một nghiên cứu dữ liệu của comScore cho thấy, nhóm người dùng 18 – 24 tuổi dành 65% thời gian trực tuyến của họ trên các thiết bị di động. Đừng bỏ qua các game và ứng dụng.
  • Thiết lập mục tiêu và số liệu rõ ràng, nhanh chóng kiểm tra và tìm hiểu để tinh chỉnh các chiến dịch multiscreen tương lai. Đo lường trên các màn hình để so sánh và cho một cái nhìn đầy đủ về hiệu quả chiến dịch.
Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here