Zalo ra mắt trợ lý ảo

0
649

Tại sự kiện Zalo AI Submit 2018 (HCM), Zalo đã giới thiệu đến giới công nghệ Việt trợ lý ảo mang tên Ki-Ki do đơn vị này trực tiếp phát triển.

Theo nhiều nguồn tin, Zalo sẽ sớm đưa vào vận hành trong thời gian tới. Được biết, trợ lý ảo là ứng dụng khá phổ biến với các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Siri (Apple), Google Assistant (Google), Alexa (Amazon) hay Cortana (Microsoft).

Dù ra mắt sau, nhưng lợi thế lớn nhất của Ki-Ki là khả năng nghe và hiểu được tiếng Việt, đây là rào cản khiến các trợ lý ảo của quốc tế không thực sự phổ biến ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Ki-Ki là ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam được đưa ra thị trường.

Được biết, Ki-Ki hiện đã thực hiện được các tác vụ của một trợ lý trên điện thoại, tất cả đều thông qua ra lệnh bằng giọng nói tiếng Việt mà không cần thao tác chạm, gõ với điện thoại. Đại diện dự án đã demo một số khả năng như như tìm kiếm bằng giọng nói, phát nhạc, hay gửi tin nhắn trên điện thoại di động.

Không khó để thấy Zalo sẽ không chỉ tích hợp trợ lý ảo này trên Zalo. Có thể thấy các trợ lý ảo quốc tế đang tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Điển hình như Alexa, Amazon đã phát hành loa thông minh Echo, cho phép người sử dụng điều khiển các thiết bị trong nhà bằng giọng nói.

Một số chuyên gia dự đoán Zalo sẽ tiến hành tích hợp với các nhà sản xuất thiết bị gia dụng ở Việt Nam như Sony, Samsung, LG… thậm chí cho rằng Ki-Ki sẽ tìm cách để tích hợp trên ô tô. Với 100 triệu người sử dụng Zalo (báo cáo Zalo hồi tháng 5/2018), hơn một nửa số đó ở Việt Nam, Ki-Ki rõ ràng có lợi thế khi đàm phán với các đối tác này.

Hiện nay Ki-Ki đang ở giai đoạn thử nghiệm nên có thể còn hơi sớm để bàn về mô hình kinh doanh. Tuy vậy, rất có thể đây sẽ là lợi thế của Zalo nếu tấn công vào thị trường quảng cáo tìm kiếm trong tương lai. Cho đến nay Google là đơn vị thống trị trong lĩnh vực này trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Sẽ là không khả thi khi cho Zalo khi cạnh tranh với Google trong quảng cáo tìm kiếm bằng văn bản, nhưng với giọng nói thì cơ hội lớn hơn rất nhiều”, Giám đốc Tiếp thị một công ty công nghệ nói.

Bên cạnh đó, thông qua việc học thói quen tìm kiếm hằng ngày của người sử dụng Ki-Ki có thể đề xuất các quảng cáo phù hợp. Lấy ví dụ như khi Ki-Ki học được thói quen tiêu dùng có thể đề xuất cho các chương trình mở thẻ tín dụng, gói vay phù hợp.

Cần phải nói thêm để có thể đưa vào giai đoạn hoàn thiện và triển khai mô hình kinh doanh trên, Ki-KI sẽ cần có một khoảng thời gian khá dài. Trước mắt, sự xuất hiện Ki-Ki đã mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho sự phát triển của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here