8 lý do dẫn đến sự sụp đổ của Yahoo  

0
1102

Yahoo đã từng là cơn sốt mạng xã hội mà các thế hệ 8X, 9X “nghiện” không thể thiếu. Thế nhưng,Yahoo đã có những sai lầm nghiêm trọng đã gây nên sự sụp đổ của “gã khổng lồ” công nghệ một thời.

Một sự sụp đổ đáng tiếc diễn ra vào tháng 7 năm nay, mạng xã hội Yahoo phổ biến một thời đã chính thức tuyên bố phá sản và tháng 10 vừa qua có những động thái trở lại với ứng dụng chat Yahoo! Together nhưng không tạo được hiệu ứng tích cực đối với người dùng.

Với sự chiến thắng kiêu hãnh trong quá khứ đã dẫn đến việc ngủ quên “ngủ quên”, “kiêu ngạo” khi nhận được những lời mời mua lại từ các “gã khổng lồ” khác chính là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại lớn nhất từ Yahoo.

1. Từ chối lời mời mua lại Google và xem nhẹ mảng tìm kiếm

Năm 1997, 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergei Brin của Google muốn bán lại công ty của mình cho Yahoo với giá 1 triệu USD để tập trung vào việc nghiên cứu tại Đại học Stanford nhưng đã bị từ chối, với lý do công ty không muốn người dùng chia nhỏ mối quan tâm của mình (theo The Google Story của David A.Vise).

Đó có thể nói là một quyết định sai lầm của Yahoo khi kiên quyết giữ người dùng với các sản phẩm do mình tạo ra. Nếu so sánh về 2 công cụ tìm kiếm, rõ ràng Google Search tiện lợi hơn hẳn khi được thiết kế để dẫn đến kết quả nhanh nhất dựa vào các trang web có liên quan đến từ khóa. Trong khi đó, Yahoo Search vừa đưa ra kết quả, vừa tìm cách giữ người dùng trên các trang liên quan khi bắt họ xem quảng cáo, mua sắm, kiểm tra email, vừa tốn thời gian lẫn tiền bạc.

Vào khoảng 5 năm sau, Yahoo lại tiếp tục từ chối mua Google một lần nữa, tại thời điểm này thậm chí công ty đã phải dùng công nghệ của Google để nâng cao sức mạnh của Yahoo Search. Thế nhưng, CEO Tery Semel của Yahoo vẫn ra giá mua lại Google với 3 tỷ USD, dù thị trường đánh giá “gã khổng lồ” tìm kiếm lúc đó đạt mức 5 tỷ USD. Theo một bài báo từ Wired vào năm 2007, Semel tuyên bố không biết Google trị giá bao nhiêu, nhưng quyết định cuối cùng của ông là không bao giờ mua lại công ty này thêm lần nào nữa. Đây là quyết định khiến ông hối hận về sau.

Cho đến hôm nay, khi Yahoo sụp đổ thì Google đã trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới với giá trên 500 tỷ USD.

2. Thất bại khi mua Facebook

Sau lần thất bại với Google, Yahoo vẫn không hề rút được kinh nghiệm và tiếp tục phạm sai lầm trong cuộc thu mua Facebook. Theo cuốn sách có tên “The Facebook Effect” của David Kirkpatrick, ban đầu Yahoo ra giá mua lại Facebook với giá 1 tỷ USD nhưng sau đó lại hạ xuống còn 850 triệu USD. Cuốn sách cũng viết rằng chỉ trong vòng 10 phút, Facebook đã quyết tâm từ chối lời đề nghị từ Yahoo.

Thông tin cho biết, trên thực tế, không chỉ Yahoo mà 11 lời đề nghị bao gồm từ các “ông lớn” như Google, Viacom đều đã từng bị Facebook kiên quyết từ chối. Năm 2006, Yahoo gần như thuyết phục được các cổ đông của Facebook bán lại cổ phần, nhưng hành động này lại khiến giá cổ phiếu của Facebook tăng từ 857 triệu USD lên 1 tỷ USD và giúp CEO Mark Zuckerber thoát khỏi cuộc “mua đi bán lại”.

3. “Thuê” nhầm CEO

CEO luôn là thành phần lớn quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp. Theo một báo cáo từ Inquirer, một trong những sai lầm của Yahoo là đã nhiều lần thuê nhầm CEO dẫn đến những quyết định thiếu “chín chắn”. Báo cáo cũng nói rằng không ai trong số các CEO của Yahoo – kể cả Marissa Mayer có được một “tầm nhìn chiến lược” phù hợp như những gì mà CEO Eric Schmidt mang lại cho Google thời điểm đó.

Sở dĩ báo chí nói về điều này là bởi trước khi đầu quân về làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cho Yahoo, Mayer đã từng có 13 năm làm việc cho Google với vị trí cao nhất là Phó chủ tịch Phát triển sản phẩm và Chăm sóc khách hàng.

Năm 2012, khi Marisa Mayer được chọn làm CEO của Yahoo, công ty đặt nhiều kì vọng vào bà và hy vọng “gã khổng lồ” trong mảng internet sẽ được vực dậy sau nhiều năm “ngủ đông”. Nhưng sau 3 năm trôi qua những nỗ lực của Mayer lại không mấy hiệu quả kèm theo những lục đục và bất đồng quan điểm trong nội bộ, khiến cô suýt bị sa thải.

CEO Marissa Mayer.

4. Từ chối Microsoft mua lại vào năm 2008

Nếu như trước đó Yahoo liên tục thất bại khi mua lại các “gã khổng lồ” khác, thì năm 2008 một sai lầm nữa của công ty chính là từ chối không cho Microsoft mua lại. Tại thời điểm này, Yahoo đang là công cụ tìm kiếm đứng thứ 2 thế giới và cho rằng giá 44 tỷ USD mà CEO Steve Ballmer của Microsoft đưa ra là “quá thấp”. Theo The New York Times, Yahoo “quên rằng mình đang xuống dốc”. Tuy nhiên, sau đó Yahoo chỉ thỏa thuận thay trang chủ tìm kiếm của mình với công cụ Bing từ Microsoft.

Và tới năm 2017, Verizon đã mua lại Yahoo với giá chỉ 4,8 tỷ USD.

5. Không “nuôi” nổi Flickr

Flickr khi còn thuộc sở hữu của Yahoo.

Trước khi Facebook xuất hiện, Flickr từng là nền tảng độc chiếm mảng chia sẻ ảnh. Cùng với Oath sở hữu Flickr, song Yahoo không xem đây như là một mạng xã hội độc lập, công ty cho rằng:

“Chúng tôi mua Flickr không phải vì cộng đồng, cũng không phải là để tăng kết nối cho chính mình mà là để thương mại hóa các hình ảnh tải lên, chứ không có bất cứ liên quan gì đến người dùng ở đây cả”.

Trong khi các trang web ngày càng tăng tính tương tác, Yahoo chỉ có các tiện ích nhóm, comment, phân loại người dùng dùng với tư cách liên lạc, bạn vè và gia đình. Flickr chỉ là một viên đá cản đường khi bị Yahoo coi là một kho dữ liệu và đây chính là sai lầm lớn của công ty. Một trong những cơ hội mà Yahoo bỏ lỡ chính là có thể phát triển Flickr trên nền tảng di động, mở ra cánh cửa mới cho Instagram bây giờ.

Flickr khi còn thuộc sở hữu của Yahoo.

Sau đó không còn đủ sức “chứa” Flickr nữa, Yahoo đã bán lại cho SmugMug, tạo ra một cộng đồng nhiếp ảnh lớn nhất thế giới.

6. Mắc lại sai lầm đối với Tumblr

Năm 2013, CEO Marissa Mayer đã nhận ra sai lầm khi mua Tumblr – mạng xã hội dưới dạng blog mini, với giá 900 triệu USD. Sau đó Yahoo ngay lập tức chạy quảng cáo trên nền tảng này và cố gắng thay đổi những thiết kế đặc trưng của Tumblr khiến người dùng phản đối quyết liệt.

Không chỉ có vậy, đầu năm 2016 Yahoo cho biết đã dốc thêm số tiền 230 triệu USD với mục tiêu cứu vớt dịch vụ này, trong khi số tiền thu được từ Tumblr nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra ban đầu. Tuy nhiên, mọi nỗ lực vực Yahoo dậy nhờ vào Tumblr của CEO Mayer tan vỡ khi công ty phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ Facebook và Google.

7. Không xác định được hướng đi cho mình

Trong những ngày đầu mới thành lập cho đến lúc sụp đổ, Yahoo vẫn luôn bối rối xác định mình là công ty truyền thông thay vì bản chất là một tập đoàn công nghệ. Bởi trên thực tế Yahoo kiếm tiền dựa vào quảng cáo hơn là bán phần mềm như Google hay Microsoft. Nỗi sợ hãi trong những năm đầu của Yahoo là bị đánh bại bởi Microsoft nếu đi theo hướng công ty công nghệ bởi bản thân Yahoo không sở hữu nền văn hóa khởi nghiệp tương tự như đối thủ của mình.

Không những thế việc luôn bị ám ảnh bởi lợi nhuận thu về lúc ban đầu, đã khiến Yahoo bỏ qua việc phát triển những công nghệ liên quan đến mình dẫn đến sự tụt hậu so với các mạng xã hội khác sau đó và dần dần sụp đổ.

8. Bảo mật kém

Một trong những scandal đình đám nhất của Yahoo chính là việc thừa nhận 3 tỷ tài khoản người dùng đã bị rò rỉ trong vụ hack năm 2013, thay vì 1 tỷ như thông báo trước đó. Đây được xem là vụ tấn công dữ liệu lớn nhất từ trước đến nay.

Cho tới năm 2016, Yahoo mới gửi email thông báo cho tất cả người dùng rằng tài khoản của họ đã bị ảnh hưởng. Đồng thời yêu cầu người dùng thay đổi mật khẩu và chặn truy cập từ các tài khoản với câu hỏi bảo mật không mã hóa để bảo vệ thông tin tài khoản cá nhân của họ.

 

5/5 - (1 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here