Nội Dung Chính
Thị trường Mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là một hay vài thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn. Doanh nghiệp tập trung, nỗ lực nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu chiến lược.
3 tiêu chuẩn đánh giá sức hấp dẫn của một đoạn thị trường
Mối đe dọa về quyền thương lượng của người cung ứng
Đoạn thị trường nào có những người cung ứng nguyên liệu, thiết bị. Họ vốn có khả năng tăng giá, cắt giảm số lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà họ cung ứng. Hoặc áp đặt các điều kiện liên quan đến giao dịch thì có thể coi là không có sức hấp dẫn.
Mối đe dọa trong quyền thương lượng của khách hàng
Một đoạn thị trường mà quyền lực chi phối về giá mua của khách hàng lớn. Thì đoạn thị trường đó sẽ không được gọi là hấp dẫn. Khi khách hàng có quyền lực thị trường cao họ sẽ ép giá, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao hơn, số lượng dịch vụ sau khi bán nhiều hơn. Điều này làm cho người cung ứng ở vào thế cạnh tranh gay gắt hơn. Đương nhiên chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu và nguồn lực của công ty
Một đoạn thị trường hấp dẫn vẫn có thể sẽ bị loại bỏ do chúng không ăn khớp với mục tiêu lâu dài và khả năng của công ty. Không nên cố gắng theo đuổi sức hấp dẫn của các đoạn thị trường vượt quá khả năng và mục tiêu. Vì sẽ đẫn đến hậu quả nguồn lực của công ty sẽ bị phân tán, không tập trung được cho các mục tiêu hiện thực.
Ngay cả các đoạn thị trường phù hợp với mục tiêu công ty cũng cần phải xem xét. Liệu có đủ khả năng xét trên các phương diện quản lý, tài chính, nhân lực, công nghệ để kinh doanh thành công trên đoạn đó hay không?
Dứt khoát phải loại bỏ những đoạn thị trường công ty không có khả năng cạnh tranh. Một công ty chỉ có thể kinh doanh thành công thực sự. Nếu họ có khả năng triển khai các nỗ lực marketing nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh của mình.
5 Bí kíp lựa chọn thị trường mục tiêu
Chọn một đoạn thị trường
Đây là nguyên tắc phù hợp với các doanh nghiệp startup hay doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có kinh nghiệm và vốn liếng, nhân lực, uy tín… Và nhãn hiệu chưa thực sự tạo được tiếng vang trong ấn tượng của người tiêu dùng.
Ví dụ 1: Công ty Vietel khi mới bước vào thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam đã chọn dịch vụ VoIP 178 trên đoạn thị trường giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đoạn thị trường này có nhu cầu cao. Dịch vụ VoIP là dịch vụ có giá cước thấp dễ thu hút khách hàng.
Ví dụ 2: Một cửa hàng ăn mới ra đời tập trung bán cơm bình dân cho học sinh, sinh viên ở khu vực tập trung nhiều trường học, cơ sở đào tạo…
Chuyên môn hóa tuyển chọn
Trong phương án này, các công ty sẽ chọn ra một số đoạn thị trường phù hợp với khả năng cuả công ty mình để kinh doanh. Các đoạn thị trường này có nhiều cơ hội kinh doanh, song khó thông nhất được với nhau. Cần có nguồn lực dồi dào, kỹ năng đa dạng hóa và trình độ quản lý tốt.
Chuyên môn hóa sản phẩm
Với hình thức này, công ty chọn một sản phẩm thuận lợi, phổ biến và cung cấp cho tất cả các đoạn thị trường. Đặc biệt, sản phẩm này phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của hầu hết các đối tượng người tiêu dùng.
Ví dụ: Net Nam cung cấp dịch vụ Internet cho tất cả các đối tượng khách hàng.
Chuyên môn hóa thị trường
Cụ thể, công ty của bạn có thể lựa chọn một thị trường nào đó và cung cấp các sản phẩm của mình. Nói cách khác, công ty cung cấp đa dạng sản phẩm cho một thị trường được lựa chọn phù hợp.
Ví dụ: Các doanh nghiệp hoặc động trong lĩnh vực Bưu Chính Viễn Thông có thể lựa chọn thị trường là Tp HCM.
Phục vụ toàn bộ thị trường
Là cách lựa chọn của các doanh nghiệp muốn theo đuổi ý đồ phục vụ tất cả loại khách hàng nếu có cơ hội kiếm lời.