3 Cách hoạch định chiến lược kinh doanh hút khách

0
1037

Tăng lượng khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không phải cách làm nào cũng mang lại hiệu quả. 3 cách hoạch định chiến lược kinh doanh dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp mang về hàng triệu khách hàng tiềm năng.

Chiến lược 1: Tạo nên sản phẩm tốt để không lệ thuộc khuyến mãi

Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn cần có khách hàng.Vì vậy họ thử nhiều cách khác nhau, trong đó khuyến mãi là cách mà các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.

Tuy nhiên cách này có các hạn chế là nếu khuyến mãi tuỳ tiện thì sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và tạo nên tâm lý chỉ trông đợi khuyến mãi của khánh hàng. Dẫn đến thực trạng có sale – off thì có khách, không có sale – off thì khách giảm rõ rệt.

hoạch định chiến lược kinh doanh

Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên chú trọng đến việc xây dựng chiến lược cho sản phẩm độc đáo, mới lạ, có sự khác biệt. Và hãy nhớ, những sản phẩm này cần giải quyết được nhu cầu nhất định của khách hàng.

Khi đó, các chương trình ưu đãi đóng vai trò tạo ra cơ hội để khách hàng được thỏa mãn đúng sản phẩm họ cần, trải nghiệm đúng sản phẩm họ thích và trở lại mua tiếp chứ không còn lệ thuộc vào khuyến mãi nữa.

Chiến lược 2: Xác định rõ đối tượng khách hàng muốn thu hút

Nhiều doanh nghiệp ngày ngày vẫn “chạy Ad” trên Facebook nhưng “lead” thu về vẫn ít ỏi vì vốn không có nhiều kiến thức chuyên sâu, thấy người ta làm sao thì làm vậy. Dẫn tới không đúng kênh, tốn chi phí mà tiếp cận sai nhóm khách hàng, hiệu quả không như kì vọng.

hoạch định chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng

Doanh nghiệp muốn có chiến lược quảng cáo hiệu quả thì nên xác định thật rõ đối tượng khách hàng muốn nhắm đến. Không nên đánh vào đối tượng khách hàng chung chung mà phải “vẽ” chân dung khách hàng một cách cụ thể.

Thậm chí, doanh nghiệp cần biết độ tuổi, nơi sinh sống, sở thích của khách hàng để đưa ra những lời mời chào hấp dẫn. Từ đó doanh nghiệp mới có thể tập trung phát triển sản phẩm và tạo được đầu ra cho sản phẩm của mình một cách hiệu quả. Qua đó gây dựng lượng khách hàng ổn định và trung thành.

Chiến lược 3: Gia nhập vào cộng đồng các doanh nghiệp để hưởng được nhiều lợi thế về cạnh tranh.

Doanh nghiệp hiện tại cần nhận ra không nên ở thế “một mình giữa biển” mà cần phải có sự kết nối với nhiều doanh nghiệp khác.

Ngoài việc có nhiều lợi thế như cùng hỗ trợ phát triển, liên kết kinh doanh, khi các doanh nghiệp kết nối với với nhau còn tạo nên một nền tảng vững chắc, giúp doanh nghiệp bắt nhịp nhanh với thị trường.

Cộng đồng JOY – Maritime Bank

Ông Hồ Thanh Tuấn – Tổng Giám Đốc Công ty Ngọc Trai Hoàng Gia chia sẻ: “Doanh nghiệp nào cũng muốn tăng lượng khách hàng mới để có thể tăng doanh thu..

Nhờ sự uy tín và sự phát triển lớn mạnh của Cộng đồng JOY – Maritime Bank mà công ty chúng tôi cũng có thể dễ dàng tiếp cận những phân khúc khách hàng mà trước đây rất khó chạm đến với số lượng lớn lên đến 1,8 triệu khách hàng cá nhân của Maritime Bank.

Sau 1 năm tham gia Cộng đồng, số người biết đến thương hiệu chúng tôi và trở thành khách hàng đã tăng lên đáng kể”

Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cơ bản

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.
 
Những yếu tố cần nhắc khi thiết lập mục tiêu là: Nguyện vọng của cổ đông, Khả năng tài chính và Cơ hội

Bước 2. Đánh giá thực trạng

Có hai lĩnh vực cần đánh giá:
  • Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty. Đánh giá môi trường kinh doanh gồm một sô các yếu tố như: kinh tế, các sự kiện chính trị, công nghệ, áp lực thị trường, quan hệ và xã hội.
 
  • Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R & D).

Bước 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh

Sau khi hoàn thành bước đánh giá, nhà hoạch định sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn. Để có được lựa chọn, cần cân nhắc các biến nội lực cũng như các biến khách quan. Sự lựa chọn thông thường là rõ ràng từ tất cả những thông tin có liên quan trong các phần đánh giá của quá trình hoạch định.
 
Tuy nhiên, để có được sự lựa chọn, mỗi dự án phải được xem xét theo các phần chi phí, sử dụng các nguồn lực khan hiếm, thời gian – tiến độ và liên quan tới khả năng chi trả.

Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược

Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược gồm hai quá trình khác nhau nhưng lại liên quan với nhau:
  • Giai đoạn tổ chức: là quá trình thực hiện gồm: việc tổ chức con người và các nguồn lực để củng cố sự lựa chọn.
  • Giai đoạn chính sách: là việc phát triển các chính sách có tính chất chức năng để củng cố, chi tiết hơn chiến lược đã chọn.

Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý cao cấp xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm vê quy mô.
Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here