Tại sao nhiều tính năng hơn lại không đồng nghĩa với nhiều thành công hơn?

0
629

Instagram: được mua lại với giá 1 tỉ đô la, hơn 100 triệu người dùng.
Dropbox: trị giá 4 tỉ đô la, hơn 100 triệu người dùng.
Foursquare: trị giá 760 triệu đô la, 25 triệu người dùng.
Twitter: trị giá 8 tỉ đô la, hơn 500 triệu người dùng.

Vậy bạn có biết tất cả những sản phẩm này có điểm gì chung không? Ngoài việc là những thành công đáng kinh ngạc, chúng còn rất đơn giản và có một bộ các tính năng cần thiết không quá lớn. Những công ty trên đã giữ cho sản phẩm đi đúng với chức năng gốc của chúng và giảm thiểu sự phức tạp bằng cách duy trì sự đơn giản.

Nếu thế thì những công ty này thành công đơn giản chỉ vì chúng có một bộ các tính năng cần thiết nhỏ? Không phải, chúng thành công bởi vì khâu thực hiện tốt, và sản phẩm là một phần của quá trình thực hiện đó.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn luận xoay quanh vấn đề làm sao mà việc có nhiều tính năng hơn lại không dính dánh gì tới chuyện bạn có một sản phẩm tốt hơn và không đảm bảo thành công cho bạn. Tôi sẽ điểm qua những lí do vì sao việc giữ cho sản phẩm của bạn đi đúng với các chức năng gốc lại quan trọng như thế và bất kì sự thiếu tập trung nào sẽ có nhnữg ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của bạn. Ngoài ra, tôi sẽ cho bạn một vài gợi ý mà bạn có thể sử dụng vào việc kinh doanh của mình.

Nhiều tính năng hơn = sản phẩm tốt hơn?

“Nếu như tôi chỉ thêm vào tính năng này, tôi sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn và dĩ nhiên tôi sẽ có nhiều cơ hội để có thêm khách hàng hơn.” Sản phẩm của bạn được thiết kế để giải quyết một vấn đề. Nếu như bạn thêm vào một tính năng mà tính năng đó không đóng góp gì cho giải pháp đó thì có lẽ bạn đang tốn thời gian và làm cho sản phẩm của bạn trở nên tệ hơn trong quá trình. Hãy xét qua vấn đề này với một cái nhìn cụ thể hơn nhé:

Dropbox được thiết kế đề giúp mọi người truy cập các thông tin của họ trên bất kì phương tiện nào. Trước đây, mọi người lúc nào cũng phải mang theo người những ổ đĩa USB hoặc tự email cho mình. Với Dropbox. tất cả những hành động đó không cần thiết nữa. Tất cả những gì bạn cần làm bây giờ chỉ còn là đăng tải tập tin lên trên đám mây mà thôi.

Đối với phần lớn giao diện của mình thì Dropbox vẫn giữ y nguyên kể từ khi ý tưởng về dịch vụ này được ra đời. Không có nhiều tính năng được thêm vào hoặc những đợt “trùng tu thiết kế” quá lớn. Chương trình vẫn được tích hợp vào máy tính của bạn và chạy ẩn trên nền. Nhiều đối thủ đã đến và đi, mỗi sản phẩm đều có những cải tiến riêng độc đáo của mình trong việc lưu trữ đám mây này. Minus là một ví dụ điển hình khi nó cung cấp cho người dùng gấp 5 lần dung lượng lưu trữ của Dropbox và có những thành phần mạng xã hội tích hợp vào cho bạn sử dụng. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, bằng việc thêm vào tính năng mạng xã hội như vậy, họ đã kéo sản phẩm ra khỏi phần chức năng lõi của mình, trong trường hợp này là hệ thống lưu trữ đám mây. Tôi thích Minus, thế nhưng tôi cảm thấy phần chức năng về mạng xã hội đã làm cho sản phẩm kém hấp dẫn hơn nhiều.

Nhìn lại, ta thấy Dropbox vẫn giữ nguyên như thế. mặc dù họ vẫn có một cơ chế mà khách hàng có thể sử dụng để yêu cầu và biểu quyết trên các tính năng, thế nhưng về tổng quan thì sản phẩm này vẫn không thay đổi nhiều lắm.

Để minh họa cho việc Dropbox thay đổi ít đến mức nào qua các năm, dưới đây là một ví dụ trang chủ của họ khi mà họ còn đang là bản beta:

Đối với Dropbox, phần lõi là phần lõi, và ở đây không có sự tồn tại của những tính năng vô giá trị.
Thế thì làm sao mà một sản phầm lại có thể trị giá tới mức 4 tỉ đô la trong khi nó không thay đổi gì nhiều và có thêm những tính năng mới? Bởi vì nó trên thực tế đã giải quyết một vấn đề mà nhiều người đều mắc phải. Mọi thứ cộng thêm vào sau có thể làm bạn quên đi giải pháp ban đầu. Như CEO Drew Houston đã từng nói “Hãy giữ việc chính là việc chính”.

Tôi thích nghĩ về Netflix và Dropbox như là những công ty tương tự nhau. Dropbox làm cho ta cảm thấy việc đem theo một chiếc USB là không cần thiết bằng cách cất giữ những thứ ta cần vào trong đám mây, trong khi Netflix thì lại mong muốn tât cả những bộ phim đều được trữ trong đám mây và đều có thể truy cập được từ bất cứ thiết bị nào.

Ngoài những nét tương đồng về việc sử dụng hệ thống đám mây, những sản phẩm này đều có chung một triết lí phát triển. Ví dụ: hãy nghĩ về một số tính năng mà Netflix có thể thêm vào như:
– Giao lưu mạng xã hội – một nền tảng mạng xã hội được xây dựng chỉ dành riêng cho phim ảnh và những thảo luận xoay quanh phim ảnh mà thôi,
– Vé – một nơi để bạn mua vé xem phim rạp hoặc một nơi để bạn tra cứu giờ chiếu phim. Biết đâu điều này sẽ tạo nên một kênh doanh thu khác cho Netflix thì sao?
– Dãy chờ phim – một hệ thống cho phép người dùng tổ chức các dãy chờ phim của họ vào trong những tập tin khác nhau, sắp xếp bởi chính người dùng.

Thế nhưng tất cả những thứ này có cộng thêm phần nào vào giá trị cốt lõi của sản phẩm hay không? Chúng ta trở thành khách hàng của Netflix bởi vì họ có một bộ sưu tập đĩa DVD khổng lồ, không phạt phí trễ hẹn, và một thư viện để ta có thể thăm thú thoải mái. Tất cả những tính năng mà tôi đã đề nghị ở trên đều không mang lại lợi ích nào cả bởi vì không thứ nào mang lại những giá trị đáng kể đối với Netflix. Mọi người đều mong muốn có thêm những bộ phim hay hoặc những sê ri TV thú vị ở trong thư viện của Netflix hơn là thêm một lựa chọn để mua vé xem phim.

Một dãy chờ phim đươc sắp xếp không mang lại bất cứ giá trị nào quá lớn đối với phần đông người dùng. Có lẽ đối với một số hiếm rất ít, thế nhưng đa phần chắc chắn sẽ không đụng vào một tính năng như thế.

Khách hàng đi đến Netflix để xem phim chứ không phải để thảo luận về chúng. Tương tự, mọi người sủ dụng Dropbox như là một nơi để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu; đơn giản thế thôi. Nếu như công ty quyết định bỏ thêm một tính năng vô giá trị, chẳng hạn như một thành phần mạng xã hội, điều này lại sẽ làm cho người dùng phải nhảy thêm vài bước nữa mới có thể sử dụng được tính năng cốt lõi của sản phẩm.

Có một sự khác biệt giữa việc làm ra một tính năng và làm ra một tính năng để gia tăng thêm giá trị cho phần lõi của sản phẩm. Dropbox, Netflix và những công ty hàng đầu khác đều hiểu người dùng cũng như nhu cầu của họ. Từ đó, họ xây dựng lên những giá trị đặc biệt chỉ để nâng cao phần lõi mà thôi.

Triết lí phát triển sản phẩm của công ty bạn.

Đâu là triết lý phát triển sản phẩm của công ty bạn? Làm thế nào mà bạn thu thập được thông tin phản hồi từ khách hàng và quyết định sẽ phải làm gì và không nên làm gì? Bạn có biết lĩnh vực nào mà sản phẩm của mình phổ biến nhất không? Nếu không, có lẽ bạn nên thu thập những thông tin này và có một sự thấu hiểu tốt hơn khách hàng của bạn.

Sản phẩm của bạn cần phải đi liền với giải pháp cốt lõi.

Dưới đây là suy nghĩ của tôi về việc phát triển sản phẩm và tính năng: Sản phẩm của bạn cần phải đi liền với giải pháp cốt lõi. Sản phẩm của bạn được dùng vào việc gì? Lấy ví dụ như bạn bán áo sơ mi nam online. Những chiếc áo sơ mi này là của riêng bạn, được thiết kế bởi công ty của bạn và được bán độc quyền bởi công ty của bạn.

Việc kinh doanh của bạn đang tiến triển tốt đẹp, bạn kiếm được khoảng 10 nghìn đô la một tháng. Thế nhưng bạn và nhóm của bạn đều cho rằng mục tiêu cho năm kế tiếp là tăng mức doanh số bán hàng lên khoảng 25 nghìn đô la mỗi tháng. Vậy là công ty của bạn quyết định tung ra một bộ sưu tập đồ nam hoàn chỉnh và một vài món đồ nữ kèm theo. Trên hết, bạn còn cung cấp một mục đăng kí để cho mọi người có thể nhận quần áo mỗi tháng, mặc chúng vài tháng, và gửi trả lại hoặc quyết định mua chúng.

Thật không may, sau một vài tháng thử nghiệm thì mọi thứ có vẻ tiến triển không tốt cho lắm. Mọi người đều biết đến bạn vì những sản phẩm áo sơ mi nam, thế nhưng giờ đây họ lại cảm thấy rối tung lên bởi quá nhiều danh mục hàng hóa được cung cấp. Họ không thể quyết định được trên website của bạn đâu là sản phẩm nổi tiếng và trở nên khó chịu vì bị ép phải mua dịch vụ đăng kí của bạn. Quá bực mình, người dùng thoát khỏi trang của bạn và đi nơi khác mua sắm.

Việc tương tự có thể xảy đến với một sản phẩm internet. Sự tập trung ra khỏi phần lõi có thể làm cho người dùng bực mình và khiến họ đi nơi khác.

Một tình huống tương tự, hãy mường tượng sản phầm của bạn như là một chiếc máy tính tay. Hầu hết những chiếc máy tính cầm tay này đều được sủ dựng với những tính năng khá cơ bản: cộng, trừ, nhân, chia. Thế nhưng khi mà một chiếc máy tính trở thành như thế này:

Chúng có thể trở nên cực kì phức tạp. Mặc dù có những trường hợp bạn phải sử dụng những chiếc máy tính “hạng nặng” như thế này, thế nhưng đó chắc chắn chỉ dành cho một phần rất nhỏ người dùng. Ta cho rằng những ai không sử dụng những tính năng cao cấp hơn thì sẽ không mua những loại máy tính như thế. Thế nhưng vấn đề lại là bạn chỉ có một sản phẩm duy nhất mà sản phẩm này thì không hề được thiết kế cho những người ở mới sử dụng.

Nhiều sản phẩm có thể bị sa lầy quá mức và dư thừa, như là chiếc máy tính kia. Phần lớn người dùng đều chỉ cần một chiếc máy tính với những tính năng toán học cơ bản. Thế nhưng khi sản phẩm của bạn trở nên quá phức tạp, lại cũng như chiếc máy tính kia, thì có nghĩa là bạn đang làm cho người dùng cảm thấy nặng nề với những thứ mà phần đông họ chả bao giờ mong muốn hay cần đến.

Sản phẩm của bạn

Trong phần cuối này, tôi sẽ cho bạn một vài ý tưởng về sản phẩm của mình. Cố gắng đọc qua và xem nếu như có gì đó có thể giúp ích cho bạn nhé:

Cắt bớt một tính năng đi:

Nhà đầu tư Dave McClure luôn khuyến cáo những doanh nhân khởi nghiêp nên cắt đi bớt 1 tính năng mỗi tuần và xem xét xem liệu người dùng có để ý đến sự thay đổi đó hay không. Bằng cách này, bạn sẽ có một sự thấu hiểu tốt hơn về việc làm thế nào mà người dùng lại sử dụng sản phẩm của bạn và những khía cạnh nào của nó mà họ trân trọng.

Khảo sát: Nếu như bạn khảo sát người dùng, bạn sẽ có một cái nhìn tốt hơn về mục tiêu và nhu cầu của họ. Bạn có thể sử dụng phần kiến thức này vào trong sản phẩm và tìm ra một số yếu tố trong bản thân sản phẩm đó để cải tiến và một số khác để đem vứt đi.

Thấu hiểu sâu sắc người dùng của bạn.

Với khảo sát và nhìn vào hành vi của người dùng, bạn sẽ có được sự thấu hiểu với những bộ phận nào có ý nghĩa với người dùng. Vấn đề nhân khẩu học của người dùng luôn thay đổi đối với mỗi công ty, không có thứ gì giữ nguyên cả. Thế nhưng tính cách của khách hàng bạn sẽ không thay đổi quá nhiều theo thời gian đâu. Bằng việc biết khách hàng của mình và hành vi của họ, bạn có thể định hình trong đầu về những gì họ có thể thích hoặc không thích.

Đừng làm bất kì việc gì mà không nói chuyện với khách hàng của bạn.

Ví dụ, ESPN có thể làm trong ngành kinh doanh về thể thao bởi vì họ hiểu khách hàng là những người hâm mộ thể thao. Họ biết sẽ thật vô lí nếu như bạn phát sóng và thảo luận những chuyện xoay quanh vấn đề thế giới và những cuộc tranh luận chính trị. Có rất nhiều trang tin cho những chuyện đó rồi. Họ hiểu người xem đi đến đài và trang web của họ để xem thể thao cũng như nghe những tin tức thể thao, thế nên họ đã điều chỉnh sản phẩm của mình để phù hợp với yêu cầu đó của khách hàng. Họ cũng sử dụng kiến thức về người xem này vào việc xây dựng những sản phẩm tương lai của mình. Họ biết những gì người tiêu dùng thích và không thích, và họ còn thậm chí thử nghiệm một số tính năng khác nữa.

Đừng làm bất kì việc gì mà không nói chuyện với khách hàng của bạn. Bạn đang xây dựng những giá trị sản phẩm của bạn cho khách hàng, vậy nên thật vô lí nếu như bạn phớt lờ họ đi khi mà bạn đang xây dựng một tính năng mới hay lặp lại một cái gì đó trên nền tảng hiện tại. Nếu như bạn có một ý tưởng, nếu như nó có điên khùng đến mức nào đi chăng nữa, thì hỏi khách hnàg của bạn luôn là một lựa chọn tốt. Nói với họ về những ý tưởng chung chung mà bạn đang muốn đề đạt và nhận được những phản hồi từ nó.

Có một suy nghĩ khác

Có rất nhiều người ( bao gồm cả tôi ) đã có một sai lầm trong suy nghĩ như: “ Nếu như tôi chỉ cần ………. thì tôi sẽ cảm thấy vui/ khỏe/ giàu hơn rất nhiều”, nhưng khi mà mọi người nhận ra, có được …… không đồng nghĩa với nhiều ……. hơn.

Tôi nghĩ điều đó cũng tương tự với các sản phẩm. Nhiều công ty nghĩ rằng nếu như họ thêm vào 1 tính năng thì điều đó có nghĩa là một sản phẩm tốt hơn và nhiều khách hàng hơn. Thế nhưng đó lại không thường là trường hợp bạn gặp phải. Một khi mà suy nghĩ đã chuyển từ “Tính năng mới nào mà chúng ta có thể thêm vào?” sang “Chúng ta sẽ học được gì từ khách hàng chúng ta ngày hôm nay” thì bạn sẽ tiến một bước gần hơn đến với thành công.

Thật ra thì sẽ tốt hơn nếu như bạn giỏi ở một vài thứ hơn là OK ở 100 thứ

“ Tập trung vào chỉ 1 hoặc 2 tính năng thực sự rất quan trọng” Angel investor, Mike Maples nói.

Như tôi đã đề cập ở trên trong ví dụ về chiếc máy tính cầm tay, hầu hết mọi người sử dụng 1 sản phẩm chỉ vì 1 số nhỏ chức năng mà thôi. Sẽ có nhiều chức năng cao cấp cho một bộ phận nhỏ người dùng; nhưng đối với số đông thì những thứ đó lại không bao giờ được dùng đến. Ta có thể thấy, hầu heesy mọi người không bao giờ sử dụng tính năng hình trong hình trên TV của họ, một phần vì họ cảm thấy điều đó quá khó.

Hầu hết mọi người không bao giờ sử dụng tính năng Facebook Questions cả, hoặc may ra là khi có quá nhiều người đã quá quen với việc cập nhật những trạng thái chỉ toàn chữ mà thôi.

Nhiều người không hề sử dụng dịch vụ MobileMe của Apple, có thể vì nó không phải là một sản phẩm của Apple và đa số người dùng chưa bao giờ thấy Apple cung cấp một dịch vụ như thế cả. Họ xem nó như là một chiếc máy tính và một công ty sản xuất thiết bị chứ không phải là một công ty cung cấp dịch vụ internet.

Đừng xây dựng sản phẩm của bạn một cách thái quá. Hãy tập trung vào phần chức năng lõi khi phát triển sản phẩm. Mọi thứ mới đều nên là một cơ chế để cung cố giải pháp mà bạn đang cung cấp. Việc thêm vào các tính năng mà không có sự tập trung, phương hướng hoặc tầm nhìn chính là công thức của thất bại.
Không chỉ vì một bộ phận nhỏ người dùng muốn một tính năng thì bạn phải phát triển tính năng đó. Có những giá trị luôn nằm trong định mức cho phép. Tôi chắc chắn rằng mỗi ngày nhân viên của instagram đều phải bơi trong biển những yêu cầu tính năng mới từ khách hàng.

Và điều đó đúng với Dropbox, Netflix, Twitter hoặc bất cứ công ty nào khác. Nhưng theo ý kiến của riêng tôi, những công ty thành công đều có những quy tắc để tuân theo về việc tập trung vào phần lõi của sản phẩm. Những tính năng mới được phát triển sau những cuộc tranh cãi nảy lửa với khách hàng và những buổi thảo luận tự do trong công ty. Tôi không nghĩ những công ty thành công lại có thói quen brainstorm và phát triển tính năng mới một cách nội bộ, kể cả công ty siêu nổi tiếng như Apple.

Cho nên trước khi bạn xây dựng một tính năng mới nào, hãy dừng lại và xem xem nếu như thực sự chuyện đó sẽ giúp ích cho sản phẩm của bạn. Appli bán được hàng triệu chiếc máy Ipod mà không có tí năng nghe đài FM, trong khi những đối thủ khác của họ chỉ bán được phân nửa số lượng nhưng lại có gấp đôi tính năng. Đó là một bài học từ Apple. Tập trung vào thiết kế và trở nên xuất sắc trong vài lĩnh vực đó, thay vì cố găng thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mọi người. Bạn sẽ kết thúc với một sản phẩm tốt hơn.

 
Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here