Làm Social Media cho sự kiện lớn cần chuẩn bị những gì?

0
767

Như các bạn đã biết, mới đây GPS đã tham gia 02 sự kiện truyền thông khá lớn cùng một thời điểm đó là sự kiện “Lễ Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột Lần 4 – năm 2013″ và sự kiện “Hành trình đi tìm Đại sứ cà phê Việt Nam” với vai trò là một người làm truyền thông mạng xã hội (Social Media) và cũng là đầu mối cung cấp tin tức, hình ảnh, clips cho Báo chí. Sự kiện kéo dài trong vòng 1 tháng bao gồm cả khâu chuẩn bị.

Tổng hợp, chắt lọc thông tin, dữ liệu hình ảnh là công đoạn mất nhiều thời gian; đăng tải thông tin kịp thời, nóng hổi lên Social Media lại càng khó hơn. Điều này là một thử thách rất lớn cho người làm Social Media bởi vì khi đi theo hành trình thì lúc nào bạn cũng phải cắm cổ chạy đua với thời gian chứ không được thảnh thơi như ở nhà. Nhưng bù lại, nếu bạn làm tốt thì bạn có thể đứng ngang hàng với những người làm truyền hình trực tiếp rồi đấy. :love:

Trong bài viết này GPS muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm mà mình đã thu lượm được suốt hành trình, hy vọng nó sẽ trở thành nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho các bạn làm Social Media.

1. Trước sự kiện

Có lẽ đây là giai đoạn dễ thở nhất vì bạn không phải di chuyển, có nhiều thời gian để chuẩn bị hệ thống, tổ chức và vận hành các kênh Social Media chạy trơn tru. Khhoản này thì những ai làm Social Media chắc chắn sẽ phải trải qua, GPS sẽ không đề cập nhiều! Chỉ lưu ý một điều là chúng ta cố gắng đạt chi tiêu về số lượng người theo dõi trước khi sự kiện bắt đầu. VD: facebook đạt 10.000 like, tỷ lệ Talking about this đạt 80% tổng số like trở lên!

a. Chuẩn bị trang thiết bị
– Laptop
– USB 3G (nếu đi các tỉnh miền núi thì nên sử dụng 3G của Viettel để bắt sóng mạnh hơn)
– Ổ cắm điện
– Đầu đọc thẻ nhớ : dùng để chuyển hình ảnh, clip từ máy ảnh kts sang máy tính
– Máy ảnh, camera: chỉ mang theo dự phòng chứ chắc chắn là bạn sẽ ko có nhiều thời gian để làm những công việc của một nhiếp anh gia trong khi lúc nào cũng phải ôm kè kè cái laptop bên mình!
– Smartphone cài sẵn Gmap để hỗ trợ tìm đường, xác định vị trí.

b. Chuẩn bị cá nhân
Áo ấm, vitamin, nước tăng lực: Sức khỏe là vàng, hãy cố gắng bơm năng lượng càng nhiều càng tốt. Bạn mà gục thì coi như mission failed 🙂 GPS đã bơm tổng số 20 ly cà phê, 10 lon nước tăng lực trong vòng 10 ngày. Bổ sung lượng Caffeine vừa đủ để giúp tinh thần minh mẫn, giảm áp lực là một điều cần thiết.

c. Chuẩn bị giải pháp công nghệ
Với một lịch làm việc dày đặc, di chuyển liên tục thì bạn cần phải có các chuẩn bị kỹ về mặt công nghệ, giải pháp:
– Giải pháp xử lý hình ảnh nhanh: Photoshop Action là một giải pháp tốt để xử lý hình ảnh hàng loạt, thử nghĩ xem nếu bạn cứ rị mọ chỉnh sửa thủ công hàng nghìn tấm hình chất lượng cao thì đến khi nào mới xong?!!
– Giải pháp lưu trữ, chuyển dữ liệu dung lượng lớn: Hiện tại thì có rất nhiều công cụ, dịch vụ hỗ trợ lưu trữ online miễn phí nhưng GPS chọn Google Drive bởi vì nó tích hợp với Gmail, tốc độ truyền tải nhanh, khả năng review tốt! Cũng nhờ nó mà GPS có thể gửi thông tin cùng lúc cho đồng nghiệp và báo chí một cách kịp thời.

2. Trong sự kiện

a. Lên kế hoạch bám sát ê kíp chụp ảnh:
Nếu bạn muốn có ảnh ngay và liền để đăng lên facebook thì bạn phải đeo bám thợ chụp ảnh như hình với bóng. Tuy nhiên lưu ý tránh làm phiền photographer khi họ đang say mê tác nghiệp, chọn thời điểm giải lao giữa các shoot hình để nhanh chóng xin thẻ nhớ của họ. Tất nhiên là họ sẽ có nhiều card sơ cua để dùng tiếp! Trong trường hợp có nhiều sự kiện nhỏ diễn ra cùng lúc thì giải pháp tốt nhất vẫn là lên kế hoạch thời gian và địa điểm nhận ảnh hợp lý để thông tin không bị quá nguội!

b. Tìm nơi có ổ điện
Khi đi tới bất cứ đâu thì việc đầu tiên là bạn cần phải tìm nơi có ổ điện để đảm bảo thiết bị của bạn đủ năng lượng để hoạt động liên tục. Nhiều khi phải chui vào một xó nào đó để ngồi tự kỷ một mình nếu ko muốn bị cắt đứt liên lạc online.

Làm Social Media không cần ồn ào, phô trương ngoài đời thực, nhưng trên Internet thì cần

c. Thu lượm thông tin nhanh chóng, chính xác
Nếu bạn chỉ có những tấm ảnh đẹp thì chưa đủ, bạn phải có cả nội dung thông tin, mô tả đính kèm thì thông điệp của bạn gửi đi mới trọn vẹn. Nắm vững kịch bản, tìm hiểu lịch sử, địa lý đặc trưng của địa điểm mình sẽ đặt chân tới, ghi âm lại những lời hướng dẫn viên nói để phòng khi không nhớ thì mở ra nghe lại.
d. Xử lý nhanh
Đối với những sự kiện trực tiếp, đông người và vào ban đêm như “Đêm vinh danh Nữ Hoàng Cà Phê” thì bạn cần phải tập trung cao độ, xử lý nhanh, tóm lược những hoạt động đang xảy ra để thông tin kịp thời cho ê kíp ở nhà, báo chí.

3. Sau sự kiện

a. Thống kê kết quả
b. Báo cáo
c. Rút kinh nghiệm

Thực tế thì bạn có thể linh động xử lý các tình huống gặp phải, tuy nhiên về cơ bản thì bạn nên chuẩn bị kỹ trước khi vào cuộc bởi vì một khi chương trình đã chạy thì bạn không thể nào dừng lại!

Chúc bạn thành công!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here