Nội Dung Chính
Thường khi mua bán, người ta không mấy thiện cảm với những người bán hàng. Tuy nhiên đừng để điều này ảnh hưởng đến bạn. Hãy xây dựng cho riêng mình một hình ảnh tốt hơn đối với khách hàng bằng cách bắt tay vào phát triển các kĩ năng. Vì bản chất của bán hàng là đem lại lợi ích cho khách hàng. Vậy nếu các bạn chưa hiểu rõ khái niệm bán hàng là gì? Thì hãy cùng Wiki Marketing tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!
Khái niệm bán hàng là gì?
Bán hàng là một quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng nhu cầu của người mua, để cả hai bên nhận được quyền lợi thỏa đáng.
Theo quan niệm cổ điển:
- Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền, vật phẩm hoặc giá trị trao đổi đã thỏa thuận.
Theo một số quan điểm hiện đại phổ biến thì khái niệm bán hàng được định nghĩa:
- Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh. Đó là sự gặp gỡ của người bán và người mua ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong cuộc đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.
- Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng tìm hiểu nhu cầu, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.
- Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ mà họ muốn.
Xem thêm: Top 5 kỹ năng bán hàng cơ bản cho người mới bắt đầu
Phân loại bán hàng
Một số phương pháp bán hàng phổ biến, các doanh nghiệp, công ty thường dùng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng:
- Direct selling – Bán hàng trực tiếp: người bán hàng trực tiếp gặp khách hàng để trao đổi
- Retail selling – Bán lẻ: Sản phẩm được bán cho người tiêu dùng qua kênh phân phối: Siêu thị, shop..
- Agency selling – Đại diện bán hàng: Một đơn vị khác thay mặt nhà sản xuất để bán cho người tiêu dùng,
- Telesales – Bán hàng qua điện thoại: Sản phẩm và dịch vụ được bán nhờ việc tư vấn bán hàng qua điện thoại, không gặp mặt trực tiếp
- Door to Door selling – Bán hàng tận nhà: nhân viên đến tận nhà của khách hàng để tư vấn sản phẩm/dịch vụ, và bán hàng trực tiếp.
- Business to business (B2B) selling – Doanh nghiệp này bán hàng cho doanh nghiệp khác.
- Business to government selling – Doanh nghiệp cung cấp giải pháp và bán hàng cho chính phủ, nhà nước.
- Online Selling: Bán hàng trực tiếp trên internet.
Bán được hàng nhờ vào các câu hỏi chứ không phải câu trả lời
Nếu bạn tỏ ra không có bất cứ một lợi ích nào với những người khác sẽ không ai có thể tỏ ra nhiệt tình với bạn được. Mọi người chỉ bắt đầu nhận ra ở bạn tầm quan trọng nào đó khi bạn thấy họ quan trọng.
Đặc biệt đừng để ý nghĩ bán hàng cứ bám riết lấy bạn. Tốt hơn hết hãy tìm cách biết được tại sao khách hàng tiềm năng có thể hoặc nên mua hàng của bạn. Ở đây không có bí mật nào cả. Đầu tiên hãy biết lắng nghe, đặt ra cho họ những câu hỏi, để qua đó, bạn xác định được nguyên nhân, động cơ thúc đẩy họ mua hàng. Tuy nhiên không nên đưa ra bất cứ câu hỏi nào thấp thoáng ý định dẫn khách đến việc mua hàng.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp của Wiki marketing về những khái niệm bán hàng cơ bản nhất.
Nếu có ý định kinh doanh, hãy thực sự nghiêm túc tìm hiểu chúng.
Chúc bạn thành công trong tương lai!
Xem thêm:
3 kỹ năng bán hàng trực tiếp khiến khách hàng không thể chối từ
21 bí kíp nâng cao từ bản năng đến nghệ thuật bán hàng